agribank-vietnam-airlines
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021)

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thảo Nguyên
Thảo Nguyên  - 
Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
aa

Trong chuyến công tác mới đây, chúng tôi thật may mắn khi được anh Lê Việt Sỹ, Phó giám đốc phụ trách NHNN Chi nhánh Thừa Thiên - Huế đưa đến thăm nhà lưu niệm cụ Hoàng Anh, nguyên Tổng giám đốc NHNN Việt Nam giai đoạn đất nước vừa được thống nhất (1976 - 1977). Anh Sỹ chia sẻ. Nhà lưu niệm được xây dựng và khánh thành vào năm 2011, nhưng rất ít người trong ngành được biết. Vào các dịp lễ hay kỷ niệm ngày thành lập ngành, chi nhánh thường tổ chức cho đoàn viên thanh niên các ngân hàng đến thăm và sinh hoạt truyền thống tại nhà lưu niệm.

tham nha luu niem co tong giam doc hoang anh
Anh Lê Việt Sỹ, Phó giám đốc phụ trách NHNN chi nhánh Thừa Thiên - Huế cùng tác giả đến thăm nhà lưu niệm cụ Hoàng Anh

Địa điểm nhà lưu niệm cụ Hoàng Anh được xây dựng trên nền đất cũ của gia đình tại huyện Phong Điền, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 30km. Nhà gồm nhà rường ba gian hai chái truyền thống ở Huế cùng các hạng mục phụ trợ khác như: Nhà ngang, cổng, tường rào, bình phong, sân vườn… Ngôi nhà vừa làm nơi thờ những người thân trong gia đình, trong đó có con trai của cụ là liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Hoàng Tam Hùng, phi công Trung đoàn 927, Sư đoàn 371, Quân chủng phòng không, không quân, Bộ Quốc phòng, hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Sau khi cụ Hoàng Anh mất năm 2016 cũng được thờ ở đây.

Hiện nhà lưu niệm được làm nơi giữ gìn, bảo tồn, sưu tập và trưng bày hiện vật, tranh ảnh về cuộc đời và hoạt động cách mạng cùng các tư liệu lịch sử về cụ Hoàng Anh. Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.

Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, với tinh thần yêu nước, chàng thanh niên Hoàng Anh đã dấn thân vào con đường cách mạng, để rồi trở thành một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc. Trong thời chiến cũng như thời bình, cụ đều giữ những chức vụ quan trọng của Đảng và chính quyền, cống hiến hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Từ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1954-1958); Bí Thư Trung ương Đảng (1958 - 1976); Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (1965 - 1967), Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu Trị Thiên (1967 - 1971), Phó Thủ tướng Chính phủ (1971 - 1976), Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước (1976 -1977). Bộ trưởng Bộ Tài chính (lần 1 từ năm 1958 -1964; lần hai từ 1978-1982).

Trong rất nhiều tư liệu và hình ảnh được trưng bày tại nhà lưu niệm, tôi đặc biệt chú ý đến bức ảnh chân dung cùng dòng chia sẻ của cụ khi đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. “Tôi được chuyển làm Tổng giám đốc lúc tiến hành thống nhất Ngân hàng Quốc gia thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành một ngân hàng thống nhất của cả nước”.

Theo ông Trần Hữu Thí, người đã có 30 năm làm thư ký cho cụ Hoàng Anh: “Quan điểm của đồng chí Hoàng Anh về tài chính không phải đơn thuần chỉ làm nghiệp vụ tài chính mà phải biến tài chính thành công cụ tác động vào các ngành kinh tế khác, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển để tạo ra nguồn thu. Làm tài chính là phải lấy công cụ tài chính để tác động lên các ngành, nâng cao hiệu suất công tác, từ đó làm cho kinh tế phát triển. Tài chính đã cấp tiền ra là đòi hỏi phải đạt được các mục tiêu đề ra. Chính sách thuế khóa cũng phải làm sao để khuyến khích người dân làm việc có năng suất, hiệu quả hơn, có thu nhập thực tế. Với quan điểm này, đồng chí đã làm thay đổi nhận thức của cán bộ toàn ngành. Một điều đáng phải học tập và trân trọng nữa là trong công tác cán bộ, đồng chí Hoàng Anh rất chú ý tới nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm lớp cán bộ trẻ, có kiến thức chuyên môn, có đạo đức và nhiệt huyết cách mạng. Nhờ vậy mà thế hệ cán bộ tài chính mới đã ngày một trưởng thành hơn, tiếp tục giữ vững nét son của ngành Tài chính: cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, trở thành lực lượng nòng cốt trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới”.

Anh Lê Việt Sỹ cho biết. Nhằm tôn vinh và tri ân người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người con ưu tú của quê hương, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định xây dựng nhà lưu niệm cụ Hoàng Anh tại quê nhà huyện Phong Điền và công nhận địa điểm lưu niệm là di tích lịch sử cấp tỉnh. Nhà lưu niệm còn là một trong những địa chỉ đỏ về hoạt động giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng và sinh hoạt văn hóa cho các thế hệ người dân ở địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nơi đây, hàng năm thường diễn ra các buổi sinh hoạt văn hóa của cán bộ các ban, ngành và tuổi trẻ Thừa Thiên - Huế; là một trong những địa chỉ thu hút các bạn đoàn viên thanh niên trong các hoạt động hướng về cội nguồn, sinh hoạt truyền thống, điểm tổ chức hoạt động khuyến học, phát học bổng của Quỹ khuyến học Hoàng Anh cho các học sinh nghèo vượt khó ở địa phương…

Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Để có được mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, của Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến, các họa sĩ, trong đó có họa sĩ Nguyễn Huyến - người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải làm việc miệt mài quên cả trưa tối, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đặt ra

Tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đặt ra

Ngành Ngân hàng cần được phát triển một cách toàn diện ở cả góc độ quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data