Logistics miền Trung: Mạnh ai nấy làm?
Nâng cao năng lực logistics miền Trung Cảng Liên Chiểu - cửa ngõ cung ứng dịch vụ logistics miền Trung |
“Mỏ vàng” logistics
Còn lại là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan đến vận tải đường biển, dịch vụ giao nhận vận chuyển, cung cấp dịch vụ kho bãi, cung cấp dịch vụ bốc xếp, cung cấp dịch vụ logistics tích hợp.
Dự án cảng Tiên Sa giai đoạn 2 đã đưa vào khai thác góp phần phát triển đồng bộ hệ thống logistics phục vụ cảng biển, tạo nền tảng trở thành cảng container hiện đại trong khu vực và có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp tải trọng 70.000 tấn, tàu container và tàu khách loại lớn, bảo đảm năng lực tiếp nhận hàng hoá qua cảng 12 triệu tấn/năm. Ngoài ra, Đà Nẵng đang đẩy nhanh xây dựng cảng biển Liên Chiểu thành cảng cửa ngõ quốc tế, công suất đạt 50 triệu tấn/năm vào năm 2050, tiếp nhận tàu tải trọng 100.000 tấn và tàu công container… Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND Đà Nẵng cho biết, việc đầu tư xây dựng cảng Liên Chiểu có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Đồng thời, là mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế, xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, trung tâm logistics và là thành phố cảng biển.
Ngoài Đà Nẵng, các địa phương khác trong khu vực như, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế hay Quảng Nam cũng đang “chạy đua” phát triển logistics. Trong đó, Quảng Trị có thế mạnh về phát triển hệ thống logistics ở hai Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay, do đều nằm ở điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông -Tây (EWEC). Khu vực các cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Densavan và La Lay - La Lay có nhiều thuận lợi để đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi. Hạ tầng logistics ở địa phương cũng được quan tâm đầu tư với cảng biển Cửa Việt. Cảng biển Mỹ Thủy kết nối với Cửa khẩu quốc tế La Lay thông qua Quốc lộ 15D, đang trong quá trình đầu tư 10 bến với diện tích 685 ha, tiếp nhận tàu có trọng tải 100.000 tấn, tổng vốn đầu tư 14.200 tỷ đồng...
Theo đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, địa phương cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển logistics dựa vào hệ thống cảng biển đã được quy hoạch, đầu tư bài bản và các khu công nghiệp, khu kinh tế đang phát triển nhanh. Hiện, Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) đang tập trung phát triển cảng biển Chu Lai thành cảng container lớn nhất miền Trung; đồng thời là cửa ngõ trung chuyển quốc tế kết nối vùng Tây Nguyên, Lào, Thái Lan về cảng này để xuất khẩu. Hệ thống logistics ở Cửa khẩu quốc tế Nam Giang cũng đang phát triển mạnh, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa thông qua cửa khẩu này đang tăng nhanh…
![]() |
Việc hợp tác phát triển logistics ở miền Trung còn khá lỏng lẻo |
Cần liên kết chặt chẽ
Dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh là vậy, song trên thực tế việc phát triển logistics ở miền Trung vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn. Kết quả thu được từ ngành kinh tế này hoàn toàn chưa xứng với tiềm năng vốn có.
Hạn chế đầu tiên trong phát triển logistics ở khu vực là phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực này là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động nhỏ lẻ manh mún, mới chỉ khai thác một hoặc một số hoạt động logistics trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Trong đó, phổ biến nhất dịch vụ giao nhận vận tải nhưng phạm vi hoạt động chỉ trong nội địa hoặc giới hạn một vài nước trong khu vực. Ngoài ra, một vấn đề khó mà dịch vụ ở khu vực đang gặp phải đó là nguồn hàng còn ít. Nguồn hàng này chủ yếu đến từ thị trường Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar… Song, muốn thu hút các nguồn hàng này phải có chính sách, cơ chế vượt trội.
Đặc biệt, các địa phương trong vùng về cơ bản chưa có sự liên kết, hợp tác cùng bắt tay trong phát triển logistics. Trong đó, có quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm các dự án liên quan đến hạ tầng logistics như, cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt... Cũng như các lĩnh vực phục vụ phát triển logistics gồm, quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế... Việc liên kết hiện nay mới chỉ “trên giấy”, khi được thông qua hay cam kết tại một vài hội nghị, hội thảo về phát triển logistics ở khu vực. Hiện, cơ chế liên kết giữa các địa phương trong khu vực về xây dựng quy hoạch và chính sách phát triển dịch vụ logistics chưa đồng bộ, phù hợp với thực tế… Cơ chế hợp tác lỏng lẻo, khiến việc liên kết phát triển hạ tầng giao thông trong vùng phục vụ cho logistics vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Đó là còn chưa nói đến việc liên kết mở rộng thị trường trên cơ sở tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức xã hội nghề nghiệp; giữa các địa phương trong khu vực với các địa phương nước láng giềng như, Lào, Thái Lan... cũng đang còn bỏ ngỏ.
Có thể nói, với mạng lưới trung tâm logistics khá dày, song các địa phương trong khu vực miền Trung vẫn chưa thực sự liên kết với nhau để cùng hợp tác phát triển lĩnh vực này như kỳ vọng… Bởi vậy, theo ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cần tập trung xây dựng quy hoạch vùng, liên kết vùng trong tổng thể nhằm phát huy được thế mạnh của từng địa phương khu vực miền Trung, trong đó có logistics; tránh cạnh tranh triệt tiêu nguồn lực đầu tư và hạn chế phát triển… Có thể khẳng định rằng, logistics là hoạt động mang tính chất đa ngành rất cao, hoạt động thông qua doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển ngành kinh tế này nếu không có sự liên kết với nhau, không có cơ chế liên ngành thì dù có nằm trên “mỏ vàng” hay “biển bạc” suy cho cùng cũng rất khó thành công.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
