agribank-vietnam-airlines

Lo ngại phá cách trang phục hầu thánh

Bài và ảnh Bảo Thy
Bài và ảnh Bảo Thy  - 
Dùng trang phục để đưa thánh thần từ trên cao, hiện diện trong cuộc đời thực, sống cùng con người thật… là điều nhân văn của thực hành nghi lễ hầu đồng. Nhưng nếu sáng tạo quá mức sẽ làm mất đi bản sắc văn hóa của di sản trang phục văn hóa Việt Nam.
aa

Nhắc tới tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ Mẫu Tam - Tứ phủ, thường nhiều người hay nghĩ tới Tam Tòa Thánh Mẫu, với hình tượng về những người “Mẹ” - những người đóng vai trò xây dựng, bảo vệ cuộc sống gia đình, đất nước và xã hội. Tứ Phủ được diễn giải một cách dễ hiểu là tín ngưỡng thờ 4 mẫu (Mẹ thần linh): mẫu trời, mẫu rừng núi, mẫu sông nước và mẫu đất. Song trên thực tế, đạo Mẫu nói chung còn thờ cả các vị thần nam, thần nữ, các vị thánh Việt Nam.

Lo ngại phá cách trang phục hầu thánh
Thờ Mẫu Tam phủ - tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam

Hệ thống thần linh Tam - Tứ phủ chỉ hệ thống thần thánh Việt Nam cùng vị trí của họ trong thần điện của tín ngưỡng thờ Tam - Tứ phủ. Với đặc thù là tín ngưỡng dân gian và có tính mở, tuy nhiên, theo thời gian, dù số lượng các vị thánh đã có sự thay đổi, nhưng về cơ bản thứ tự của các hàng thờ tự vẫn gồm: Chư Phật, Vua Cha, Thánh Mẫu, Quan Lớn, Chầu Bà, Ông Hoàng, Thánh Cô, Thánh Cậu.

Tứ phủ được coi là hình thức giao tiếp với thần linh thông qua các hình tướng là ông đồng, bà đồng một cách chân thực và sống động nhất của người trần mắt thịt với các thánh, thần - những nhân vật tâm linh gần gũi nhất, đời thực nhất với cuộc sống văn hoá tinh thần dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn chau truốt nghiêm trang, để giao tiếp với thần linh dưới các loại hình nghệ thuật dân gian như: hát lễ (chầu thánh), lễ nhạc (trống, sáo, các loại đàn dân gian), múa lễ, nghi lễ nhập hồn hiển thánh (hầu đồng), y phục khăn chầu áo ngự... Hay còn được biết là tín ngưỡng thờ Mẫu - tín ngưỡng Tứ phủ, tứ phủ công đồng, hát văn, chầu thánh.

Cũng vì là hình thức giao tiếp với thần linh nên thời gian qua, các nghi lễ thực hành tín ngưỡng có nhiều biểu hiện bị mai một hoặc bị biến dạng. Vì vậy, buổi tọa đàm với chủ đề “Thờ Mẫu Tứ phủ - Thần điện và nghi lễ” vừa diễn ra mới đây là dịp để các nhà nghiên cứu và cả những người thực hành tín ngưỡng có dịp chia sẻ chi tiết về hệ thống thần điện với đầy đủ các cung sở, về nghệ thuật điêu khắc riêng của tín ngưỡng với hệ thống tượng thần, hoàng phi, câu đối, hương án… được làm từ bàn tay của những nghệ nhân nổi tiếng; các vị thần trong Tam phủ công đồng và Tứ phủ vạn linh; nguyên tắc bài trí điện thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ; về hệ thống khăn chầu áo ngự với những giá trị về nghệ thuật, mỹ thuật, yếu tố thời đại, yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân qua các trang phục hầu thánh.

Lo ngại phá cách trang phục hầu thánh

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều thanh đồng chẳng những không dùng đúng màu khăn phủ diện trong hầu đồng (là khăn rất cũ, bắt buộc phải màu đỏ), trang phục giá cậu, giá cô trở đi đã có sự phá cách, cóp nhặt quá nhiều yếu tố tâm linh trong dân gian, của các dân tộc thiểu số…

Thờ Mẫu Tứ phủ thuộc đời sống văn hoá tinh thần dân gian, không có quy định về việc mở phủ hay các nghi lễ của tứ phủ nên câu cửa miệng của các thanh đồng là trăm thầy trăm phép, nghìn thầy nghìn quân và việc quản lý không chặt chẽ khiến cho tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Việt Nam biến dạng đi đáng kể, Đại đức Thích Thanh Tuấn lý giải.

Tính ngẫu hứng trong trang phục hầu đồng là do hiểu biết của mỗi thanh đồng và sự cảm nhận của họ về thần linh. Dùng trang phục để đưa thánh thần từ trên cao, hiện diện trong cuộc đời thực, sống cùng con người thật… là điều nhân văn của thực hành nghi lễ hầu đồng. Nhưng nếu sáng tạo quá mức sẽ làm mất đi bản sắc văn hóa của di sản trang phục văn hóa Việt Nam.

Nhằm cụ thể hóa giá trị nghệ thuật của các tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho tín ngưỡng, người tham gia tọa đàm vừa được tận mắt chiêm ngưỡng, ngắm nhìn, vừa được chuyên gia chia sẻ về lịch sử và quá trình phát triển của khăn chầu áo ngự trong nghi lễ lên đồng để có thể cảm nhận ngay những giá trị mỹ thuật mà những bức ảnh hay những bộ khăn chầu áo ngự tại không gian trưng bày triển lãm ảnh mang lại. Dùng trang phục để đưa thánh thần về với cuộc đời thật là một điều hết sức nhân văn của lên đồng. Và cũng nhờ có trang phục mà lên đồng vẫn giữ được giá trị của nó cho đến tận bây giờ, vị chuyên gia kết luận.

Đây thực sự là một buổi tọa đàm hiếm hoi từ trước tới nay vì nó vừa mang tính chất của một buổi tọa đàm khoa học, vừa mang tính chất của triển lãm tương đối tổng thể về tín ngưỡng, đồng thời cũng là buổi chia sẻ, tương tác để cộng đồng hiểu hơn về những giá trị của một Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá người Việt, bà Đàm Lan - Chủ nhiệm dự án phim Mẹ Việt - Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, khẳng định.

Tại buổi tọa đàm, Đại đức Thích Thanh Tuấn diễn giải thêm về mối quan hệ giữa Phật giáo và đạo Mẫu, đặc biệt qua các hoạt động nghi lễ. Đại đức cũng đã luận giải những thuật ngữ về đạo mẫu, như lễ tiến căn, giải đồng… cùng với những nghi lễ đặc sắc trong hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu: như nghi lễ kiều thỉnh năm quan; nghi lễ thi Mẹ đồng quan...

Nhiều câu hỏi được giải đáp thỏa đáng dưới góc nhìn văn hóa, khoa học của các nhà nghiên cứu và cả những người thực hành tín ngưỡng, để cùng nhau đi đến kết luận, sắc màu mê tín dị đoan chỉ nằm trong một bộ phận nhỏ những người chưa hiểu sâu và hiểu rõ về tín ngưỡng thờ Mẫu mà thôi.

Thông qua buổi tọa đàm, các diễn giả kỳ vọng, các khán giả, nhất là các bạn trẻ quan tâm tới tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ của đạo Mẫu có cái nhìn khách quan, thấu hiểu về những nghi lễ, trang phục, thực hành tín ngưỡng mà điều chỉnh thái độ, hành vi cho phù hợp, góp phần gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ sau.

Bài và ảnh Bảo Thy

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data