Liên kết cùng phát triển
Tạo ra hiệu quả kinh tế cao
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên kết, hợp tác để tạo ra hiệu quả kinh tế lớn hơn. Đơn cử, tại Thanh Hóa, Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH và Công ty Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã liên kết với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và thủy lợi Cẩm Yên phát triển khoảng 100 ha ngô sinh khối/năm. Điều này không chỉ tạo nguồn nguyên liệu dồi dào, tạo thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh mà còn mang đến lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và người dân. Theo tính toán, 1 ha ngô sinh khối có thể đem về lợi nhuận 20 - 25 triệu đồng/vụ.
![]() |
Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH đã liên kết với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và thủy lợi Cẩm Yên phát triển khoảng 100 ha ngô sinh khối/năm. |
Tương tự, Công ty Long Phương Nam kết hợp cùng Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tỉnh Ninh Bình thu mua ớt, ngô ngọt, khoai tây, đậu tương rau cho người dân với quy mô 90 ha/vụ; cung ứng toàn bộ vật tư đầu vào và thu mua toàn bộ sản phẩm đầu ra. Với cách làm này, năng suất đã tăng từ 1,5 - 1,8 lần so với thông thường.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn chủ động xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững cho doanh nghiệp khác. Tại MM Mega Market, doanh nghiệp bán lẻ này đã chủ động liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp khởi nghiệp để tìm và phát triển nguồn hàng; tổ chức hội chợ OCOP, hội chợ nông sản; ký kết Biên bản ghi nhớ với Bộ Công Thương và các địa phương, cam kết tiêu thụ sản phẩm chủ động; xây dựng hệ thống các trạm trung chuyển khắp cả nước; xây dựng chuỗi liên kết với nông dân từ những bước đầu tiên và phát triển quy trình quản lý chất lượng đạt chuẩn vì người tiêu dùng.
Cách làm trên đã giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về chất lượng nông sản, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nông sản trong nước, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển một cách bền vững trước những biến động của thị trường.
Không chỉ vậy, các địa phương cũng chủ động kết nối cung - cầu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, nhất là các sản phẩm tiêu biểu của địa phương. Mới đây, ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình cho biết, địa phương đã và đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất khẩu nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua đó, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp, cơ sở sản xuất của địa phương kết nối với các doanh nghiệp phân phối, xuất khẩu; hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các sản phẩm tiêu biểu với các nhà phân phối, tập đoàn bán lẻ... để phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.
Hướng đến chuỗi cung ứng toàn cầu
Tuy nhiên, có một thực tế là việc liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và người dân vẫn chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả. Đại diện Công ty TNHH Thương mại sản xuất Thuận Hương cho biết, tính liên kết, liên doanh hợp tác, hỗ trợ nhau của các doanh nghiệp hiện rất yếu.
Để giải quyết những thách thức trên, một chuyên gia đề xuất, các doanh nghiệp cần hợp tác theo mô hình cụm, nhóm doanh nghiệp có ngành nghề chung hoặc ngành nghề bổ trợ cho nhau, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp, tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng và tăng cường năng lực cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ của Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành khác có liên quan để tiếp tục đẩy mạnh các chương trình kết nối, tăng cường xúc tiến thương mại, truyền thông và tạo điều kiện giao lưu, hợp tác.
Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường tại các kênh phân phối, bán lẻ để đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm tuân thủ quy chuẩn, chất lượng tốt nhất, Bộ Công Thương và các ngành liên quan cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hợp tác hiệu quả.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là người đứng đầu doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, nhận thức để tìm được hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhiều lần nhấn mạnh đến việc liên kết và kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Theo đó, trong thời gian tới, cần tăng cường năng lực nội tại của doanh nghiệp trong nước, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ vào một số ngành, nghề cụ thể, thúc đẩy kết nối với doanh nghiệp nước ngoài để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các hiệp hội cần tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên, đại diện và tăng cường quyền lợi cho các hội viên của mình trong các quan hệ trong nước và quốc tế. Trong quá trình tìm hiểu đầu tư, các doanh nghiệp cũng cần trao đổi, liên hệ kịp thời với các cơ quan quản lý về đầu tư tại Trung ương và địa phương để có được sự hỗ trợ, hướng dẫn và sớm có được quyết định đầu tư; tăng cường liên kết, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, tri thức mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, ông Dũng khuyến nghị.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh
