agribank-vietnam-airlines

Thúc đẩy phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

aa
Ngày 10/4/2025, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Cơ quan hợp tác Phát triển - Đại sứ quán Thụy Sỹ, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy phối hợp tổ chức Diễn đàn Thị trường các-bon Việt Nam năm 2025.
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh Diễn đàn

Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng phát thải thấp. Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu, đã được xác lập kể từ sau Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Do đó, giảm phát thải khí nhà kính cùng với chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế các-bon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển.

Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 nhằm đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu này được thực hiện chủ yếu thông qua quá trình chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực trong nước cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Triển khai các cam kết tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP 26, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Đây là những hành động cụ thể thực hiện những định hướng lớn để phát triển đất nước. Ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nội dung quan trọng, bao gồm chủ động thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phát triển kinh tế các-bon thấp.

Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, ngoài áp dụng công nghệ tiên tiến, ít phát thải, nhiều quốc gia áp dụng công cụ định giá các-bon. Công cụ định giá các-bon phổ biến được áp dụng là thuế các-bon, hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, cơ chế tín chỉ các-bon.

Trên thế giới hiện có khoảng 90 quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng khoảng 110 công cụ định giá các-bon và tính riêng trong năm 2024, các công cụ định giá các-bon này đã kiểm soát hơn 12,8 tỉ tấn CO2 tương đương, chiếm 24% tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Riêng thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí có 36 nơi áp dụng và chiếm 19% tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu, tương ứng 10,1 tỉ tấn CO2 tương đương.

Triển khai cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định đến năm 2030 (NDC), cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã giao chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực: năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, quản lý chất thải và các quá trình công nghiệp; giao chỉ tiêu hấp thụ khí nhà kính cho lĩnh vực lâm nghiệp. Đồng thời có thể tiếp cận được với sự dịch chuyển các dòng vốn tín dụng, đầu tư tài chính toàn cầu cùng với đẩy mạnh hợp tác đối tác với quốc tế. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tiếp cận tri thức, công nghệ, tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các dòng tín dụng, đầu tư cho hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng. Đây là thách thức, song cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh.

Việt Nam đã xác định áp dụng công cụ định giá các-bon, cụ thể là thị trường các-bon tuân thủ nhằm hỗ trợ mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Thị trường các-bon tại Việt Nam được phát triển sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc danh mục được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và có quyền trao đổi, mua bán trên thị trường các-bon trong nước. Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã chi tiết các quy định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon, bao gồm lộ trình, đối tượng tham gia và các quy định về trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon. Vào ngày 24/1/2025 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển các-bon tại Việt Nam. Đề án đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp để sớm thí điểm thị trường các-bon trong nước trong năm 2025 và vận hành chính thức sau năm 2028.

Trong khi thị trường các-bon tuân thủ mới trong giai đoạn xây dựng, trên thực tế các doanh nghiệp của Việt Nam đã trao đổi tín chỉ các-bon từ Việt Nam trên thị trường các-bon tự nguyện thế giới từ giữa những năm 2000, thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM) từ năm 2006; Cơ chế Tiêu chuẩn vàng (GS), Cơ chế Tiêu chuẩn các-bon được thẩm định (VCS) từ năm 2008; Cơ chế tín chỉ chung với Nhật Bản (JCM) từ năm 2013…

Để thúc đẩy phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam cần nghiên cứu, phát triển cả thị trường các-bon tự nguyện và thị trường các-bon tuân thủ. Hiện nay, các nước như Singapore, Hàn Quốc, một số tổ chức quốc tế đang triển khai hợp tác, thực hiện các dự án tạo tín chỉ để trao đổi quốc tế theo hình thức này tuy nhiên cần bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, địa phương, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon. Các doanh nghiệp có tín chỉ các-bon có thể tham gia thị trường này và trao đổi với quốc tế.

Để tạo ra tín chỉ các-bon và vận hành sàn giao dịch các-bon hiệu quả, cần khẩn trương hoàn thiện cơ sở pháp lý như Nghị định về sàn giao dịch các-bon sớm được ban hành; xây dựng các quy định rõ ràng về tiêu chuẩn tín chỉ các-bon, giao dịch, đấu giá hạn ngạch, xử lý vi phạm; tập trung đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về phát triển dự án tạo tín chỉ các-bon, thẩm định dự án tạo tín chỉ các-bon; học hỏi kinh nghiệm các nước đi trước và đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ kỹ thuật.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

OpenAI vừa triển khai một nâng cấp quan trọng cho ChatGPT: tính năng “Bộ nhớ” (Memory) cho phép chatbot ghi nhớ và tham chiếu toàn bộ lịch sử trò chuyện với người dùng. Đây được xem là bước tiến đáng kể giúp ChatGPT trở nên thông minh và "cá nhân hóa" hơn bao giờ hết.
Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Tiffany & Co. vừa trình làng kiệt tác đồng hồ trang sức cao cấp mới nhất – Tiffany Bird on a Flying Tourbillon Azure Blossom, một tuyệt phẩm giới hạn chỉ 10 chiếc.
Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi

Samsung vừa công bố kế hoạch ra mắt robot Ballie - một trợ lý AI di động độc đáo - vào mùa hè này tại Hàn Quốc và Mỹ. Được giới thiệu lần đầu tại CES 2020, chú robot hình cầu dễ thương này hứa hẹn mang đến trải nghiệm hỗ trợ cá nhân hóa, theo chân người dùng khắp nhà để trả lời câu hỏi và đáp ứng nhu cầu hàng ngày.
Vacheron Constantin ra mắt đồng hồ  phức tạp nhất thế giới, giá 8-10 triệu USD

Vacheron Constantin ra mắt đồng hồ phức tạp nhất thế giới, giá 8-10 triệu USD

Vacheron Constantin vừa giới thiệu mẫu đồng hồ đeo tay Les Cabinotiers - Solaria Ultra Grand Complication “La Première”, được xem là chiếc đồng hồ đeo tay phức tạp nhất từng được chế tác, đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử hơn 250 năm của thương hiệu.
Lo thuế quan đẩy giá, người tiêu dùng Mỹ "tính chuyện" mua đồ công nghệ

Lo thuế quan đẩy giá, người tiêu dùng Mỹ "tính chuyện" mua đồ công nghệ

Gần một phần ba người trưởng thành tại Mỹ đang cảm thấy áp lực phải mua sắm các thiết bị công nghệ trước khi giá cả leo thang do ảnh hưởng từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Đây là kết quả từ khảo sát do CNET mới thực hiện, phản ánh tâm lý lo ngại của người tiêu dùng trước những biến động kinh tế.
Chanel ra mắt phiên bản J12 với chất liệu gốm và màu xanh đêm huyền bí

Chanel ra mắt phiên bản J12 với chất liệu gốm và màu xanh đêm huyền bí

Chanel vừa giới thiệu phiên bản đồng hồ J12 mới với màu sắc bền bỉ, sử dụng chất liệu ceramic (gốm) đặc trưng khó chế tác, đánh dấu cột mốc 25 năm của dòng sản phẩm mang tính biểu tượng này.
Grab giới thiệu loạt cải tiến công nghệ mới được thiết kế "dành cho mỗi người"

Grab giới thiệu loạt cải tiến công nghệ mới được thiết kế "dành cho mỗi người"

Việc ra mắt loạt sản phẩm và tính năng mới trong sự kiện GrabX đánh dấu bước chuyển mình của Grab trong việc đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của người dùng.
Rolex Land-Dweller 2025: Sự hồi sinh của thiết kế thập niên 1970

Rolex Land-Dweller 2025: Sự hồi sinh của thiết kế thập niên 1970

Tại sự kiện Watches & Wonders thường niên diễn ra ở Geneva, Thụy Sỹ, Rolex vừa chính thức giới thiệu mẫu đồng hồ Land-Dweller – dự kiến là tâm điểm chú ý của hãng trong năm 2025.
BYD Sealion 6 - mẫu SUV Hybrid cắm sạc mới nhất của BYD chính thức ra mắt tại Việt Nam

BYD Sealion 6 - mẫu SUV Hybrid cắm sạc mới nhất của BYD chính thức ra mắt tại Việt Nam

BYD Sealion 6, mẫu xe DM-i Super Hybrid đầu tiên của BYD
Nintendo Switch 2 ra mắt: Bước nhảy vọt với đồ họa 4K và màn hình 7,9 inch

Nintendo Switch 2 ra mắt: Bước nhảy vọt với đồ họa 4K và màn hình 7,9 inch

Sau bao đồn đoán, Nintendo cuối cùng đã chính thức vén màn bí mật về hệ máy chơi game thế hệ mới của mình: Nintendo Switch 2 với màn hình lớn hơn, hỗ trợ xuất hình 4K, tăng dung lượng bộ nhớ trong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data