agribank-vietnam-airlines

Lễ hội chùa Hương 2018: Trái ngọt đầu mùa

Bài và ảnh Hoàng Anh
Bài và ảnh Hoàng Anh  - 
Lễ hội chùa Hương 2018 (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã chính thức khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng năm Mậu Tuất và sẽ kéo dài trong 3 tháng mùa xuân Âm lịch. Điều đáng nói, những bất cập, hạn chế của mùa trước đã được Ban tổ chức đẩy lùi, xóa sổ ở lần tổ chức này, qua đó hướng đến lễ hội “kỷ cương, văn minh du lịch”.
aa

Bước vào mùa lễ hội chùa Hương 2018, Ban tổ chức đã rất nỗ lực hạn chế, xóa sổ những hình ảnh, hành vi xấu xí từng diễn ra ở các lần tổ chức trước đó. Những hình ảnh từng khiến dư luận dậy sóng trong năm 2017 như tranh cướp lộc, tiếng rao bán hàng hóa hoặc quà lưu niệm bằng loa đài của các hộ kinh doanh gây mất trật tự, người ăn xin, đò chở quá lượng người quy định... đã không còn ở lễ hội năm nay.

Lễ hội chùa Hương 2018: Trái ngọt đầu mùa
Hàng ngàn người tới động Hương Tích khi trẩy hội chùa Hương

Bên cạnh đó, trong mùa lễ hội năm nay, 4.500 đò đã được huy động tham gia phục vụ du khách trên dòng suối Yến để hành hương tới đền Trình, chùa Thiên Trù, động Tiên Sơn, động Hương Tích... Đặc biệt, Ban tổ chức lễ hội kiên quyết không để xuồng máy, đò gắn động cơ vận chuyển khách trên suối Yến nhằm giữ gìn nét đẹp tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 nhấn mạnh, để đảm bảo an ninh trật tự tại lễ hội, lực lượng công an địa phương đã được tăng cường, kế hoạch phân luồng giao thông những ngày đông khách đã được triển khai...

Đồng thời, các tổ kiểm tra liên ngành duy trì hoạt động liên tục trong suốt mùa lễ hội để kiểm soát chặt chẽ và xử lý các đối tượng “cò mồi”, chèo kéo, “chặt chém” giá hay các đối tượng kinh doanh hình thức “vui chơi có thưởng”, bán hàng giá cao, lừa đảo... trái với thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa.

Ngoài ra, năm nay, các nhà vệ sinh công cộng cũng đã được xây thêm và xây mới, để đảm bảo không để xảy ra tình trạng khách hành hương đến với lễ hội chùa Hương đi vệ sinh không đúng nơi đúng chỗ, ảnh hưởng đến môi trường cũng như cảnh quan di tích.

Nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, tăng cường các biện pháp an ninh, xử lý mạnh tay các vi phạm, biến tướng trong lễ hội nên những ngày đầu của mùa lễ hội chùa Hương 2018 đã diễn ra an toàn, đảm bảo truyền thống văn hóa, hướng tới văn minh.

Từ mùng 6 tháng Giêng, hàng chục nghìn du khách từ khắp mọi miền đã hành hương về khai hội chùa Hương. Không khí se lạnh ùa về và cơn mưa lất phất cũng không làm giảm nhiệt với du khách trong những ngày chùa Hương đã mở hội.

Ban tổ chức cho biết, chỉ tính riêng ngày khai hội, lễ hội chùa Hương đã đón hơn 150.000 lượt khách. Tại đây, không còn hiện tượng chen lấn xô đẩy như những năm trước, đường lên chùa Hương rất thông thoáng. Các sọt rác được bố trí dày đặc và liên tục, có nhân viên vệ sinh thu dọn nên quang cảnh rất sạch sẽ. Du khách có thể thoải mái đi bộ vãn cảnh chùa cũng như thực hiện các nghi lễ tâm linh vào dịp đầu năm.

Thành công bước đầu trong những ngày đầu tiên của lễ hội chùa Hương năm 2018 đã đem đến ấn tượng tốt đẹp, trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước. Quan trọng hơn, điều này còn tạo dấu ấn quan trọng trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm di tích, danh lam thắng cảnh Hương Sơn, đồng thời đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ.

Cần phải khẳng định lại, ở Việt Nam, lễ hội chùa Hương luôn là điểm đến của người dân cả nước mỗi khi qua Tết cổ truyền. Mùa lễ hội năm 2017 đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách về miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Trước ngày mở hội, tất cả các đền, chùa, đình, miếu ở Hương Sơn đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao.

Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Chính vì thế, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội.

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng ngàn con thuyền trên dòng suối Yến. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền, của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Khi rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi chơi hang, chơi động lý thú...

Bài và ảnh Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data