agribank-vietnam-airlines

Lan tỏa giá trị bảo tàng tư nhân

Ngô Thục Miên
Ngô Thục Miên  - 
Ở Hà Nội có nhiều bảo tàng tư nhân lưu giữ được những kỷ vật, cổ vật có giá trị cao. Những cơ sở này cùng với hệ thống bảo tàng lớn, tạo thành hệ thống những điểm đến thú vị mà qua đó làm lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần, ký ức của đất nước ta từ nhiều thế kỷ qua đến nay.
aa

Từ những ý tưởng

Theo Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, toàn thành phố có 14 bảo tàng tư nhân được cấp phép, phân bố ở nhiều quận, huyện. Một trong những điểm tham quan của thành phố là Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày lưu giữ những cổ vật, những hình ảnh của chiến tranh, thuộc thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên. Chủ bảo tàng là lão “gàn” Lâm Văn Bảng, những việc làm của ông một thời bị coi là phù phiếm. Ông Lâm Văn Bảng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Năm 1968, ông bị địch bắt và đày ra Phú Quốc. Dù bị địch đánh đập, tra tấn dã man, nhưng ý chí kiên trung con đường cách mạng của ông và những đồng chí khác không thay đổi. Ông Bảng từng chịu cực hình, có đồng đội đã đứng lên chịu thay đòn roi cho ông. May mắn được trở về sau chiến tranh cùng với số ít người còn sống, nỗi đau của quá khứ và những hình ảnh về chiến tranh luôn ám ảnh ông.

“Tôi bị thương khi đánh vào Tân Sơn Nhất tháng 5 năm 1968, bị thương nặng, bị địch bắt làm tù binh đày ra Phú Quốc, giam hãm cho đến 1973. Khi trở về, tôi chỉ còn bộ khung xương nặng 35 kg thôi. Đến giờ tôi đã trở lại đó 3 lần rồi. Lập bảo tàng vừa để gìn giữ và ghi nhớ ký ức đau thương, hào hùng, vừa trả nghĩa đồng đội”- ông Bảng ngậm ngùi kể lại.

Lan tỏa giá trị bảo tàng tư nhân
Bảo tàng Gốm sứ Kim Lan

Năm 1985, ông Bảng làm Hạt trưởng Hạt quản lý quốc lộ 1A đoạn cầu Giẽ. Khi sửa cầu ông đào được 1 quả bom. Ông và nhiều người đã tháo thuốc nổ, đưa về cơ quan, xây một cái bệ và đặt quả bom lên, có ghi dòng chữ: “Cô gái suối Hai chàng trai cầu Giẽ”. Để ý thì thấy mọi người rất hay nhìn vào quả bom ấy. Từ đó ý tưởng của ông được hình thành. Ông cho rằng người Việt Nam rất quan tâm đến quá khứ. Ông đã lặn lội, liên lạc với các đồng đội cũ để trình bày ý tưởng, mong họ chung sức đóng góp cho ý tưởng lưu giữ những kỷ, cổ vật của thời chiến. Vì chẳng bao lâu nữa, thời gian sẽ chôn vùi vĩnh viễn. Nhiều đồng đội ủng hộ và họ bắt đầu đi sưu tầm ở khắp nơi. Khi nhận được tin này, đồng đội các nơi đã gửi những gì mình có để ông Bảng lưu giữ. Ban đầu, ông Bảng chỉ muốn xây dựng phòng truyền thống riêng của gia đình. Đến năm 2006, với nhu cầu tham quan của du khách và mục đích xây dựng một bảo tàng ở làng quê Sở Văn hóa thông tin tỉnh Hà Tây (cũ) quyết định công nhận bảo tàng tư nhân mang tên Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày.

Ở làng Lai Xá, xã Kim Chung (huyện Hoài Đức), ngoài bảo tàng Nhiếp ảnh làng Lai Xá, do cộng đồng xây dựng còn có bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, do gia đình giáo sư Nguyễn Văn Huy thành lập, với ý tưởng lưu giữ những kỷ vật để nhớ tiền nhân. Cổng vào không có bất cứ trang trí hoặc màu sắc nào gây chú ý, chỉ có một biển tên nhỏ gắn trên tường. Không gian và cách bài trí của bảo tàng đều giản dị, khiêm tốn nhưng đầy ý tưởng. Từ mỗi gốc cây được trồng, mỗi viên gạch cổ lát lối đi trong mảnh vườn xinh xinh có cái tên đầy thi vị “Vườn Ký ức”, cho tới sự bố trí các kỷ vật nói lên truyền thống gia đình của ông bà Nguyễn Văn Huyên - Vi Kim Ngọc trong bốn tầng nhà nhỏ, tất cả đều thể hiện tình cảm sâu sắc của con cháu nhớ và nghĩ về tiền nhân. Đây là điều đầu tiên người xem cảm nhận được khi đi vào khoảnh sân và mảnh vườn bảo tàng.

Điều đáng nói, Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên là bảo tàng gia đình đầu tiên ở Việt Nam, vì thế đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Làm bảo tàng gia đình là một công trình khó khăn, phức tạp, tốn kém. Cho dù có đủ điều kiện vật chất, tài chính mà thiếu điều kiện về con người thì cũng khó có thể làm được. Chính ông Nguyễn Văn Huy, con út ông bà Huyên - Ngọc, nguyên Giám đốc Viện Bảo tàng Dân tộc học đã bỏ nhiều công sức và tài trí để thiết kế. Vì vậy khách đến tham quan đều có chung nhìn nhận: “Bảo tàng Nguyễn Văn Huyện có cách bố trí độc đáo, khoa học, mỹ quan”.

Ngoài ra một số bảo tàng khác được đánh giá cao, như: Bảo tàng mỹ thuật Sĩ Tốt và gia đình (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì), Bảo tàng nghệ thuật Hồn đất Việt (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), Bảo tàng Mỹ thuật của họa sĩ Phan Thị Ngọc Mỹ (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai), Bảo tàng Kỷ vật chiến tranh của cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp (quận Tây Hồ), Bảo tàng Gốm sứ Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm), Khu Việt phủ Thành Chương (huyện Sóc Sơn)... Mỗi bảo tàng lại có một giá trị khác nhau.

Giá trị không chỉ là gìn giữ hiện vật

Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, hệ thống bảo tàng tư nhân đã bổ khuyết rất tốt những phần còn khuyết thiếu của nhiều bảo tàng công lập. Ông Lâm Văn Bảng, chủ nhân của Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày nói: “Phương châm lập bảo tàng của tôi còn là tinh thần uống nước nhớ nguồn. Rồi thế hệ tiếp sau chúng ta sẽ chẳng biết thời chiến tranh của cha ông là gì nữa. Việc lưu giữ này muốn tái hiện phần nào lịch sử để thế hệ sau ghi nhớ công ơn thế hệ trước. Và cũng là để truyền mãi ngọn lửa cách mạng của dân tộc”. Đồng quan điểm ấy, ông Nguyễn Mạnh Hiệp, chủ nhân của Bảo tàng Kỷ vật chiến tranh cho rằng, người cựu binh không chỉ nhớ chiến trường, đồng đội mà mỗi kỷ vật đều nhắc về giá trị của tinh thần Việt Nam anh hùng, lòng tri ân những người đã ngã xuống để bảo vệ độc lập dân tộc.

Lan tỏa giá trị bảo tàng tư nhân
Nhiều bảo tàng tư nhân lưu giữ được những kỷ vật, cổ vật có giá trị cao

Ở nước ta, nghề gốm thủ công vô cùng thịnh hành và phát triển, việc ra đời một số bảo tàng gốm sứ ở làng Bát Tràng, hay Bảo tàng gốm sứ và lịch sử xã Kim Lan (huyện Gia Lâm) đã giúp du khách trong nước và quốc tế hiểu thêm nhiều điều về nghề gốm sứ truyền thống của Thủ đô hơn ngàn năm văn hiến, từ những dấu tích cư trú của làng đến sự hưng thịnh hôm nay. Theo chuyên gia di sản Lê Thị Minh Lý, đa số các bảo tàng tư nhân đã góp phần làm cho cộng đồng nhận thức được những giá trị di sản người ta nắm giữ, để nâng niu gìn giữ và truyền lại cho con cháu.

Cũng phải nhìn nhận một vấn đề là sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng đối với bảo tàng tư nhân chưa nhiều. Các bảo tàng tư nhân vẫn phải tự bơi trong cơ chế thị trường, thiếu sự chuyên nghiệp trong quản lý di sản, hướng dẫn khách tham quan, thiếu kinh phí. Điều đó rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn của chính quyền, cơ quan chức năng.

Ngô Thục Miên

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data