agribank-vietnam-airlines

Kinh tế 6 tháng “vượt khó” thành công

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng, song tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vẫn tăng trưởng 6,76% trong 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy nền kinh tế đang tiếp tục chuyển biến tích cực.
aa
Bức tranh doanh nghiệp 6 tháng: Lạc quan trong khó khăn
FDI 6 tháng 2019: Đột biến ở góp vốn mua cổ phần
Kinh tế 6 tháng “vượt khó” thành công
Hiệp định EVFTA được ký kết sẽ là một động lực mới cho xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

Vươn lên trong bối cảnh ít thuận lợi

Phát biểu tại buổi họp báo công bố các chỉ số kinh tế 6 tháng đầu năm được tổ chức cuối tuần qua, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đặc biệt lưu ý, bối cảnh kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm qua không có nhiều thuận lợi đối với Việt Nam.

Căng thẳng gần đây giữa các nền kinh tế lớn khiến thương mại và đầu tư thế giới giảm, niềm tin kinh doanh toàn cầu giảm sút. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định kinh tế quốc tế phải đối mặt với thời kỳ“bất trắc cao” khi 70% nền kinh tế thế giới, trong đó hầu hết các nền kinh tế phát triển rơi vào tăng trưởng chậm lại. Các điểm nóng địa - chính trị có dấu hiệu phức tạp và tăng nhiệt…

Trong nước, nền kinh tế cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi ngày càng lây lan trên diện rộng; tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp…

Mặc dù vậy, tăng trưởng trong nước vẫn đạt những con số ấn tượng. GDP quý II/2019 ước tính tăng 6,71% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 6 tháng, tăng trưởng đạt 6,76%, tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011-2017.

Đánh giá tổng quan, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, GDP 6 tháng đầu năm tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số niềm tin người tiêu dùng đạt mức kỷ lục, lạm phát được kiểm soát tốt nhất trong 3 năm, tỷ lệ thất nghiệp thiếu việc làm giảm dần, chuyển dịch lao động theo hướng bền vững, năng lực sản xuất mở rộng tạo đà cho kinh tế phát triển trong thời gian tới.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với mức 6 tháng đầu năm đạt 11,18%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn so với mức tăng 6 tháng đầu năm của các năm 2012-2017.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 nhìn chung ổn định. Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,45% do nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng cao và là mức tăng trưởng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 9 năm trở lại đây.

Một số chỉ tiêu khác cũng cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Đó là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục thiết lập đỉnh mới với 245,48 tỷ USD. Đặc biệt trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu đã bổ sung thêm 2 mặt hàng mới đạt giá trị trên 2 tỷ USD là rau quả và xơ sợi. Xuất khẩu rau quả đạt mức kỷ lục vừa thể hiện ngành nông nghiệp đang khai thác tốt tiềm năng, đồng thời cũng là giải pháp tăng sản lượng bù đắp cho chăn nuôi lợn đang sụt giảm.

Bên cạnh đó, số liệu về tình hình đăng ký DN cho thấy môi trường đầu tư trong nước cũng đang cải thiện mạnh mẽ. Số DN đăng ký mới trong 6 tháng đầu năm tăng 3,8% về số lượng và tăng 32,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới tăng cao ở mức 27,7%. Thu hút FDI cũng đạt kỷ lục về số dự án đăng ký mới và vốn giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

Tăng trưởng cả năm vẫn trong tầm tay

Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, nền kinh tế còn đối diện không ít khó khăn, hạn chế. Theo đó, tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại, quý II thấp hơn quý I; công nghiệp chế biến chế tạo khó duy trì tốc độ tăng cao của cùng kỳ các năm trước trong các quý tiếp theo; giải ngân đầu tư công đạt thấp; kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực giảm đáng kể, cán cân thương mại quay lại trạng thái nhập siêu nhẹ...

Đặc biệt, ngành nông nghiệp còn gặp khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng.

Dù nhận diện nhiều vấn đề khó khăn, song Tổng cục Thống kê vẫn đưa ra những dự báo lạc quan. Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ trưởng Vụ Thống kê Hệ thống tài khoản quốc gia cho rằng, với mức tăng trưởng 6 tháng đạt 6,76%, mục tiêu cả năm 2019 mà Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết 01 là 6,6-6,8% là hoàn toàn khả thi.

Yếu tố hậu thuẫn đầu tiên là công nghiệp chế biến chế tạo duy trì mức tăng ổn định, thể hiện ở triển vọng của DN về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm khá lạc quan. 83,5% DN ngành chế biến chế tạo cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh quý II khả quan hơn quý I; và 88,6% dự báo quý III tăng cao hơn so với quý II. Hoạt động khu vực dịch vụ cũng diễn ra sôi động; đặc biệt là các ngành thương mại, vận tải, thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm có xu hướng tăng trưởng tốt, quý sau cao hơn quý trước.

Ngành khai khoáng tăng trưởng dương sau nhiều năm tăng trưởng âm và với tình hình hiện nay, khai thác than sẽ tiếp tục tăng trưởng cao. Tiêu dùng dân cư trên đà tăng trưởng tốt, sức cầu trong nước liên tục cải thiện. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam đứng vị trí thứ 3 thế giới, thể hiện sự lạc quan về tài chính cá nhân và mức độ sẵn sàng chi tiêu; qua đó sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Ngoài ra, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng chưa cao, nhưng thường sẽ dồn vào 6 tháng cuối năm. Các FTA có hiệu lực gần đây sẽ tác động đến hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Ông Nguyễn Bích Lâm bổ sung, ngành chế biến chế tạo sẽ có một số động lực duy trì tăng trưởng 2 con số trong quý II. Chẳng hạn công nghiệp điện tử quý I tăng trưởng rất thấp nhưng quý II đã có dấu hiệu phục hồi trở lại. Một số ngành khác cũng chưa được khai thác hết công suất, như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mới hoạt động 60% vì chưa có thị trường để tiêu thụ hết sản phẩm.

Tương tự như vậy, nhà máy thép Formosa cũng đang hoạt động cầm chừng và có dư địa để thúc đẩy mạnh hơn. Do đó nếu có giải pháp tiêu thụ sản phẩm từ các ngành này, sẽ tạo động lực tăng trưởng tốt cho các tháng cuối năm.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu toàn cầu lao dốc và đồng USD tiếp tục giảm trong sáng thứ Sáu, thị trường trái phiếu cũng chịu áp lực bán khi căng thẳng thuế quan đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Sự lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
Đà Nẵng - bức tranh kinh tế đầy khởi sắc

Đà Nẵng - bức tranh kinh tế đầy khởi sắc

Ba tháng đầu năm 2025 vẽ nên bức tranh kinh tế đầy khởi sắc cho TP. Đà Nẵng, với hàng loạt chỉ số tăng trưởng ấn tượng, mở ra kỳ vọng mới về một năm bứt phá mạnh mẽ. Đặc biệt, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I của Đà Nẵng tăng 11,36% so với cùng kỳ năm 2024 - mức cao nhất trong nhiều năm, đứng đầu các thành phố trực thuộc Trung ương và xếp thứ 4 toàn quốc.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data