Không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm: Thúc đẩy đa dạng tiềm năng Thủ đô
![]() | Thúc đẩy giao lưu nhân dân, nâng tầm giá trị phố đi bộ |
![]() | Đà Nẵng: Lên phương án đầu tư phố đi bộ - chợ đêm Bạch Đằng |
Từ điểm hẹn văn hóa
Sau 3 năm thí điểm triển khai tổ chức không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận theo Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 24/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội, kết quả đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố.
![]() |
Không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm – điểm hẹn văn hóa vượt trội |
Theo đó, không gian này đã không chỉ góp phần đảm bảo an ninh trật tự, hình thành thói quen đi bộ, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cơ giới và hình thành nếp sống mới cho người dân Thủ đô, mà quan trọng hơn, còn thúc đẩy phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, cảnh quan mặt nước, cây xanh Di tích quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn kiếm, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội - thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo, kích cầu phát triển dịch vụ, du lịch thành phố.
Việc tổ chức không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã được Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trao giải đặc biệt về quy hoạch đô thị quốc gia; nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước và khách quốc tế ủng hộ, đồng thuận và đánh giá cao.
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Chí Lực cho biết, không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận nhanh chóng trở thành một thương hiệu, một điểm nhấn, điểm đến cuối tuần đặc sắc của Thủ đô, thu hút đáng kể lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tham gia các hoạt động tại đây ngày một tăng (trung bình ban ngày có khoảng 3.000-5.000 người, buổi tối có khoảng 15.000-20.000 người). Nếu như năm 2016 là hơn 1,36 triệu lượt người; năm 2017 là 1,95 triệu lượt; thì năm 2018 là gần 2,2 triệu lượt; riêng 9 tháng/2019 đã đạt 1,24 triệu lượt, tăng 13% so với cùng kỳ.
Hoạt động hiệu quả của không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã kéo theo nhiều loại hình dịch vụ, du lịch phát triển. Số lượng cửa hàng kinh doanh chuyển sang các hoạt động dịch vụ du lịch tăng 594 cơ sở. Tính đến nay, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 176 công ty lữ hành, 585 khách sạn và cơ sở lưu trú với 12.404 phòng.
Điều không thể phủ nhận là 3 năm qua, nơi đây đã thực sự trở thành điểm hẹn văn hóa không thể thiếu của người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa quy mô lớn, thu hút được sự tham gia của các tỉnh, thành trong cả nước, các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế, như: Lễ hội hoa anh đào, Ngày hội Hữu nghị Việt – Hàn, “Quảng trường Italia” trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực Italia… Bên cạnh đó, là những hoạt động giới thiệu quảng bá văn hóa vùng miền (Hà Giang, Quảng Bình, Điện Biên, Tây Ninh, Lạng Sơn…), góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hữu nghị của Thủ đô Hà Nội, Việt Nam với các nước, đồng thời thắt chặt hơn nữa tình cảm, mối bang giao giữa Hà Nội với các tỉnh, thành trong cả nước.
Đến một chỉnh thể đa chức năng
Những kết quả đạt được đã khẳng định chủ trương đúng đắn của thành phố Hà Nội trong việc tạo dựng một điểm đến, điểm nhấn của Thủ đô. Đặc biệt, các cấp, ngành chức năng, nhất là quận Hoàn Kiếm đã triển khai hiệu quả, đồng bộ các giải pháp về tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị, tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật… Cũng từ không gian này đã lan tỏa nhiều phong trào mang ý nghĩa xã hội như bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, phòng chống rác thải nhựa, thực hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố...
Không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm đã kết thúc giai đoạn thí điểm và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/1/2020. Để không gian này đáp ứng được sự mong đợi của người dân và du khách, UBND quận Hoàn Kiếm cần tập trung chỉ đạo khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế ít nhiều làm xấu hình ảnh phố đi bộ thời gian qua như: xử lý dứt điểm phương tiện dừng, đỗ không đúng quy định; điểm trông giữ xe trái phép; các điểm giao thông tĩnh bị quá tải; tình trạng xả rác trên vỉa hè, lòng đường; tăng số lượng nhà vệ sinh công cộng...
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu quận Hoàn Kiếm khẩn trưởng triển khai dự án đầu tư cải tạo nâng cấp chỉnh trang xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và nghiên cứu thực hiện các dự án thành phần phụ cận Hồ Gươm như: Khu vực nhà hàng Thủy Tạ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, kết nối đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, vườn hoa Lý Thái Tổ, tháp Hòa Phong, đền Vua Lê, các trục đường xung quanh Hồ Hoàn Kiếm…
Song song với quá trình hoàn thiện quy hoạch không gian chức năng về văn hóa, ẩm thực, biểu diễn văn hóa nghệ thuật… thì công tác thông tin tuyên truyền cũng cần được ngành chức năng và chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng.
Cùng với đó, Ban Chỉ đạo không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận sẽ tiếp tục nghiên cứu ý tưởng thả chim bồ câu theo đề xuất của một số nhà khoa học. Đặc biệt, hoàn chỉnh phương án mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ kết nối phía Bắc khu vực Hồ Hoàn Kiếm để giảm áp lực đông người, phù hợp với thực tiễn và kết hợp hai khu vực không gian đi bộ thành một chỉnh thể bổ trợ chức năng, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Chí Lực thông tin thêm.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
