agribank-vietnam-airlines

Khi điện ảnh Việt thiếu kịch bản hay

Hoàng Anh
Hoàng Anh  - 
Thời gian qua, nhiều tác phẩm điện ảnh như Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử, Em là bà nội của anh, Sắc đẹp ngàn cân... thu hút khán giả vì có nhiều yếu tố hấp dẫn, chất lượng nghệ thuật. 
aa

Những bộ phim kể trên đã tạo ra một diện mạo mới cho điện ảnh nước nhà. Nhưng ít ai biết, không ít phim ăn khách ở Việt Nam gần đây chính là việc kịch bản, bản quyền được nhà sản xuất mua từ nước ngoài.

Khi điện ảnh Việt thiếu kịch bản hay
Người phán xử - phim truyền hình ăn khách ở nước ta có kịch bản gốc của nước ngoài

Phía sau những bộ phim hay

Phát sóng trên truyền hình cùng thời điểm, nhưng đến nay phim Sống chung với mẹ chồng đã kết thúc, trong khi đó phim hình sự Người phán xử đang đi đến những tập cuối cùng với nhiều tình tiết gây cấn, nghẹt thở và tiềm ẩn không ít bất ngờ. Có thể nói, hai bộ phim truyền hình vừa nêu đã nhận được sự đón nhận, sự thấp thỏm chờ đợi từng tập phim của khán giả. Hơn 30 tập phim Sống chung với mẹ chồng đã để lại cho người xem những câu chuyện cười ra nước mắt từ đời sống “mẹ chồng nàng dâu” được tái hiện trên màn ảnh.

Ở bộ phim này, nhiều khán giả nữ đã có không ít thảo luận, chia sẻ rôm rả trên mạng xã hội, các diễn đàn về nhân vật con dâu – mẹ chồng. Tạo được xung đột và cao trào, phim Sống chung với mẹ chồng khiến khán giả nữ “phát sốt”, nhiều cô gái trẻ lo sợ và cầu mong sau này lấy chồng sẽ không gặp phải mẹ chồng vốn khắt khe quá mức như bà Phương (NSƯT Lan Hương đóng).

Tuy nhiên, gốc rễ để có một bộ phim tạo sự thu hút như Sống chung với mẹ chồng có nhiều yếu tố, ngoài tài năng của đạo diễn, diễn viên thì khâu kịch bản cũng vô cùng quan trọng. Ở mặt này, Sống chung với mẹ chồng không phải có kịch bản do giới làm nghề trong nước viết, bộ phim này nguyên tác được thực hiện dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Giả Hiểu (Trung Quốc).

Bộ tiểu thuyết này từng gây sốt bạn đọc khi xây dựng mối bất hòa giữa mẹ chồng - nàng dâu gay gắt. Các nhà làm phim Việt chỉ biên tập lại để dàn dựng, tái hiện sao cho phù hợp với đời sống, xã hội trong nước.

Một trong những phim hình sự đã, đang phát sóng trên truyền hình làm nhiều khán giả đứng ngồi không yên là Người phán xử. Bộ phim này đang đi về hồi kết với nhiều tình tiết khó đoán định về ông trùm Phan Quân, tập đoàn Phan Thị với các thế lực giang hồ thù địch.

Tuy nhiên, như Sống chung với mẹ chồng, bộ phim Người phán xử được mua bản quyền và thực hiện theo kịch bản phim Ha Borer nổi tiếng và thành công nhất mọi thời đại của Israel. Không chỉ hai bộ phim trên có kịch bản phải mua và thực hiện lại, nhiều tác phẩm ăn khách khác cũng có “số phận” tương tự.

Điển hình Em là bà nội của anh – phim chiếu rạp ở Việt Nam đoạt doanh thu kỷ lục hơn 100 tỷ đồng làm lại từ kịch bản phim Miss Granny Hàn Quốc; phim Sắc đẹp ngàn cân làm theo 200 Pounds Beauty ở xứ Hàn, Bạn gái tôi là sếp (dựa theo phiên bản gốc ATM Er Rak Error) và phim Yêu (phim The love of Siam) của Thái Lan...

Vì đâu nên nỗi?

Đây là câu hỏi của cả giới chuyên môn lẫn khán giả đặt ra lâu nay. Đạo diễn - NSND Nguyễn Hữu Phần cho biết, thời gian gần đây chất lượng kịch bản phim truyền hình có phần bị xem nhẹ, vốn sống, sự hiểu biết hay khả năng đọc của nhiều người trẻ chưa đáng kể. Vì thế khi viết các đề tài gần với lứa tuổi teen thì được nhưng đụng đến những đề tài khác thì khó. Bên cạnh đó, ở ta đang thiếu kịch bản phim hay do không ít người thiếu nghiên cứu thực tế và nghiên cứu tài liệu.

Nhưng điều đáng bàn nhất, theo giới chuyên môn chính là kịch bản truyền hình lâu nay phần lớn là viết theo nhóm, khiến phim không có sự nhất quán trong câu chuyện hay các diễn biến tâm lý nhân vật. Việc làm này thường đưa ra một đề cương chung, sau đó mỗi người đảm nhiệm viết một phần, kết quả là kịch bản được hoàn thành rất nhanh nhưng chất lượng lại không đảm bảo.

Trong khi đó, ở lĩnh vực phim chiếu rạp, nhiều người không phải sở trường nhưng lại viết kịch bản dẫn đến kịch bản yếu, mang sự áp đặt cá nhân, chiều theo thị hiếu thị trường. Ngoài ra, lỗi còn đến từ nhà sản xuất vì đặt nặng vấn đề lợi nhuận, cần thu hồi vốn nhanh nên không thích đầu tư nhiều vào kịch bản, thường ưu tiên những kịch bản thuộc các thể loại phim dễ làm, đơn giản, kinh phí thấp, thời gian thực hiện nhanh… kiểu như phim hài.

Theo PGS-TS. Trần Luân Kim – nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, để kịch bản nội có chất lượng và đặc sắc; nhà sản xuất cần tăng thù lao, cơ quan quản lý như Cục Điện ảnh, Hội Điện ảnh... nên hỗ trợ bằng cách dùng kinh phí tổ chức đào tạo, trải nghiệm thực tế có thu hoạch tác phẩm, để các tác giả, biên kịch mở rộng vốn sống. Những việc này theo sự chuyển động tự nhiên của thị trường sẽ kích thích người sáng tác hăng hái cho ra tác phẩm tốt và qua thời gian sẽ có thay đổi, khởi sắc hơn.

Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data