Khám phá Điện Biên những ngày tháng 5 lịch sử
![]() | Bản hùng ca Điện Biên trong điện ảnh quốc tế |
![]() | Tháng Năm này về với Điện Biên |
![]() |
Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ |
Khám phá “xứ sở Hoa Ban”, chắc chắn du khách khó lòng bỏ qua Khu di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ - quần thể các di tích lịch sử ghi lại chiến công của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược. Trong đó phải kể tới đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Cát.
Trong đó, đồi A1- cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp. Hiện trên đỉnh đồi có đài kỷ niệm. Kế bên là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn được Quan Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Nam. Một di tích quan trọng nữa là hố hình phễu, dấu tích trận nổ khối bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi “đào hầm để trị hầm”, trị cả hầm, cả lô cốt cố thủ của giặc.
Cách đồi A1 vài trăm mét là Nghĩa trang liệt sỹ A1 với 644 ngôi mộ là những cán bộ, chiến sỹ quân đội đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ hầu hết là các ngôi mộ vô danh, chỉ có 4 ngôi mộ có tên là các anh hùng liệt sỹ: Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can.
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh.
Trong khi đó, hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên. Hầm dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc, xung quanh là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng.
Một trong những “đứa con tinh thần” không thể thiếu của Điện Biên là Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Bảo tàng có 5 khu trưng bày đặc sắc với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề.
Đến với Điện Biên, du khách sẽ được hòa mình vào không gian sống của bà con đồng bào Thái ở các bản du lịch cộng đồng như: Bản Mển; Bản Ten, Bản Co Mỵ, Bản Phiêng Lơi… Và tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, giàu sắc thái bản địa vùng cao Tây Bắc, thưởng thức những điệu dân ca, dân vũ độc đáo và khám phá văn hóa ẩm thực với những món ngon do chính người dân chế biến.
“Thủ phủ” của hoa ban cũng là địa điểm trải nghiệm du lịch sinh thái, tắm nước khoáng nóng kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh lý tưởng với Khu du lịch U Va thuộc xã Noọng Luống và suối nước nóng Hua Pe, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, có nguồn nước khoáng lớn với nhiệt độ thường xuyên khoảng 60 - 80°C. Bên cạnh đó. Điện Biên có Cửa khẩu quốc tế Tây Trang, thông thương sang cửa khẩu Sop Hun (Sốp Hùn), huyện May, tỉnh Phongsaly, Lào. Đây là điểm kết thúc của quốc lộ 279 trên đèo Tây Trang sang Lào, được nhiều dân du lịch bụi lựa chọn là điểm khởi hành chạy dọc đất nước Lào bằng xe máy.
Chưa hết, Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi có độ dài 32 km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên là một trong Tứ đại đỉnh đèo được dân phượt tôn vinh, 3 đèo còn lại là Mã Pì Lèng, Ô Quý Hồ và Khau Phạ.
Ở “xứ sở hoa ban”, bất cứ ai cũng khó cưỡng lại ba chợ phiên Mường Báng, Xá Nhè, Tả Sìn Thàng ở huyện Tủa Chùa. Tại đây, du khách sẽ không gặp cảnh mời chào, chèo kéo mua hàng, mà chỉ thấy những gương mặt thuần phác trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ. Họ đến chợ ngoài mục đích mua bán còn là để vui với chợ, vui với khách đi chợ. Trong không khí nhộn nhịp chợ phiên, chẳng biết tự bao giờ các đôi trai gái đã dùng khèn lá, khèn môi, tiếng sáo gửi tình cảm, thả lời tỏ tình, làm quen rồi nên vợ, thành chồng.
Tiềm năng văn hóa phi vật thể tỉnh Điện Biên cũng là thế mạnh nổi trội để phát triển du lịch với lịch sử hình thành lâu đời, cùng 21 dân tộc anh em sinh sống. Điển hình như Lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức vào dịp ngày 24 - 25 tháng 2 âm lịch hàng năm tưởng nhớ công ơn của người anh hùng áo vải Hoàng Công Chất cùng tướng Ngải và tướng Khanh đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa thành công đánh đuổi ngoại bang.
Bên cạnh đó có rất nhiều các lễ hội đặc sắc của người Thái với các nghi lễ nông nghiệp trong năm như: Đón tiếng sấm đầu mùa, lễ cơm mới, lễ cúng ruộng, cúng nước, lễ cầu mưa, lễ Xên Bản… Hay Xên phắn bẻ (chém đầu dê), Kin Pang Then (cúng trời); Kin khúi (giải hạn)…
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
