Hợp tác đưa dịch vụ ngân hàng hiện đại về nông thôn
![]() | Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng - không chỉ có khách hàng hưởng lợi |
![]() | Ngân hàng lưu động: Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân |
![]() |
Ngân hàng và DN dùng phần mềm hỗ trợ nhà vườn giám sát hiệu quả các dự án nông nghiệp công nghệ cao |
Kết nối nhiều trong một
Giữa tháng 7 vừa qua, Agribank và MobiFone đã chính thức hợp tác chiến lược toàn diện. Với hợp tác này ngân hàng gần như khép kín mảnh ghép giữa ngân hàng với hệ sinh thái gần 20 DN trong lĩnh vực Fintech và viễn thông để phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính nông thôn.
Cụ thể, trong hợp tác với MobiFone, Agribank sử dụng các dịch vụ: Cloud Contact Centers; giải pháp chấm điểm tín dụng MOBICS; dịch vụ SMS số dài, SMS Brandname; dịch vụ A Transser Service; Apay Bills… của MobiFone để hỗ trợ xây dựng hồ sơ tín dụng và quản lý, thanh toán các khoản vay, thanh toán các loại hóa đơn thu hộ cho khách hàng.
Để giúp khách hàng khu vực nông thôn tiết giảm thời gian đến các điểm giao dịch, bên cạnh hợp tác với MobiFone, Agribank lần lượt hợp tác với 18 đơn vị trung gian thanh toán (bao gồm ZaloPay, SenPay, Momo, Moca, TrueMoney…) nhằm hỗ trợ thanh toán qua ví điện tử trên các App ứng dụng di động. Bên cạnh đó, Agribank cũng ký kết với các đơn vị như ACS Việt Nam, VNPT-Media, VATO.EC… nhằm triển khai các hoạt động thu hộ hóa đơn, chi trả tiền vào tài khoản khách hàng.
Theo thống kê của Agribank, hoạt động triển khai đồng bộ tính đến cuối tháng 7/2019, doanh số thanh toán qua thẻ của ngân hàng này đạt gần 240.300 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng đầu năm, Agribank thu từ dịch vụ tăng trưởng 17%, đạt mức gần 4.000 tỷ đồng.
Không chỉ có Agribank, nhận thấy tiềm năng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính khu vực nông thôn, thời gian qua các NHTM khác như LienVietPostBank, BIDV, BacABank, SCB… cũng đã lần lượt mở rộng các hợp tác công nghệ để gia tăng thị phần tín dụng.
Chẳng hạn, mới đây LienVietPostBank đã ký kết hợp tác với CTCP Công nghệ Xelex nhằm hỗ trợ các hộ nông dân, các hợp tác xã, trang trại chăn nuôi mua sắm và sử dụng máy tính bảng. Với ứng dụng ví điện tử Ví Việt và các phần mềm quản lý tài chính được tích hợp sẵn trong máy tính bảng, khách hàng có thể liên thông với tài khoản ngân hàng để thực hiện quản lý các khoản vay, quản lý thu chi tài chính cho từng dự án, đồng thời thanh toán, thu hộ, chi hộ cho các hóa đơn hàng ngày.
BIDV cũng hợp tác phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính số phục vụ nông nghiệp – nông thôn. Theo đó, ngay sau khi Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) chính thức được thành lập, BIDV ngân hàng đầu tiên ký kết hợp tác toàn diện để đẩy mạnh phát triển công nghệ tài chính trong lĩnh vực tam nông, đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số vào sâu hơn, cụ thể hơn trong các chuỗi sản xuất khép kín của DN và các mô hình sản xuất – tiêu thụ nông sản có liên kết với hợp tác xã, trang trại và nông dân.
Tạo đà cho dòng chảy tín dụng
Theo ghi nhận của Thời báo Ngân hàng, các NHTM chủ động triển khai những hợp tác công nghệ tài chính, dòng chảy tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn thời gian qua đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh hoạt động cho vay sản xuất – kinh doanh thuần túy, hiện nay các ứng dụng di động, các ví điện tử và những hợp tác liên thông giữa ngân hàng với các DN đầu mối, hoạt động cho vay tiêu dùng, kết nối thanh toán, kết nối dòng vốn thông qua hợp tác chuỗi giá trị… đã khá phát triển.
Các NHTM lớn như VietinBank, Agribank hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được các đơn vị tài trợ vào các mô hình chuỗi sản xuất – tiêu thụ nông sản khép kín theo hình thức cho vay tín chấp, thông qua quản lý dòng tiền. Trong khi đó, các gói vay tiêu dùng của các NHTM được sự nối sức của các ví điện tử và trung gian thương mại trực tuyến đã bắt đầu nở rộ tại nhiều địa phương. Hoạt động thanh toán mua sắm hàng hóa, vật tư nông nghiệp đầu vào; hoạt động kết nối xuất khẩu nông sản thông qua các trang thương mại điện tử (ngân hàng hỗ trợ thanh toán), hoạt động thanh toán chi trả học phí, viện phí… đã bắt đầu trở nên phổ biến, được nhiều DN, HTX và người dân áp dụng.
Theo thống kê của NHNN, đến nay, các hình thức sản phẩm, dịch vụ tài chính tại khu vực nông thôn của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở khu vực nông nghiệp – nông thôn đã có mức tăng trưởng cao 18-20%/năm, dư nợ cho vay ở khu vực này đạt khoảng 25% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.
Hiện nay, ngoài việc khuyến khích các NHTM chủ động hợp tác với các fintech phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, NHNN cũng đã thử nghiệm xây dựng các mô hình thanh toán kinh doanh thương mại ở khu vực nông thôn dựa trên kết nối giữa các TCTD với fintech và DN đầu mối bán lẻ.
Chẳng hạn, các mô hình hợp tác giữa: PvComBank và mạng lưới bán lẻ xăng dầu của Petrolimex; giữa MB với hệ thống đại lý của Viettel; hợp tác giữa Vietcombank và ví điện tử Momo của M_Service… đã bắt đầu xây dựng được hàng trăm ngàn điểm cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trên toàn quốc, phục vụ được trên 7 triệu khách hàng nông thôn.
Để khuyến khích các NHTM đầu tư hơn nữa cho việc hợp tác, phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính ở nông thôn, ngành Ngân hàng tiếp tục xác định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực ưu tiên tập trung đầu tư vốn tín dụng và đề xuất các ngân hàng cho vay lãi suất thấp hơn từ 1-2%/năm đối với các lĩnh vực khác. Các TCTD có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn từ 40% trên tổng dư nợ trở lên sẽ được NHNN hỗ trợ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để ngân hàng tiết giảm chi phí giúp giảm lãi suất cho vay tín dụng tam nông.
Tin liên quan
Tin khác

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
