agribank-vietnam-airlines

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

aa
Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.
Agribank - Dấu ấn tiên phong trong hành trình chuyển đổi số Agribank tiếp tục hỗ trợ khách hàng vay trả nợ trước hạn TCTD khác với lãi suất ưu đãi Quyết liệt triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh doanh

Phá mía trồng cam

Những năm đầu của thập niên 2000, vùng đất Cao Phong (Hòa Bình) ngập tràn những ruộng mía bạt ngàn. Những luống mía vươn cao, đón nắng, trải dài đến tận chân trời. Suốt nhiều thập kỷ, cây mía là niềm hy vọng, là nguồn sống của bao thế hệ nông dân nơi đây.

Ngày đó, những chiếc xe chở đầy mía tấp nập nối đuôi nhau tỏa đi khắp nơi, những người nông dân quệt giọt mồ hôi trên trán mà lòng đầy khấp khởi. Nhưng rồi, hiệu quả cây mía ngày càng đi xuống. Đất bạc màu, giá thu mua bấp bênh, công sức cả năm trời không đủ bù lại những tháng ngày vất vả. Anh Trương Hồng Long ở xã Tây Phong, người gắn bó với cây mía hơn 30 năm, trầm ngâm nhớ lại: “Hồi đó, nhà nào cũng trồng mía, cứ nghĩ có mía là có tiền. Nhưng rồi càng trồng, càng thấy mệt. Mía to, dài mà tiền thu về thì ngắn ngủi. Đến lúc muốn bỏ, cũng không dám, vì chẳng biết trồng gì thay thế”.

Thế rồi một vài người dân tiên phong đã mạnh dạn thử sức với cây cam lòng vàng và cam đường canh, trong đó có gia đình anh, nhưng ai cũng nhìn họ bằng ánh mắt nghi ngại. Trồng cam cần vốn lớn, kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ. Mặc cho những băn khoăn trăn trở đó gia đình anh vẫn quyết tâm chuyển đổi. Nhưng để đầu tư cả khu vườn hơn 2ha, khó khăn lúc này lại là nguồn vốn. Không có vốn, không thể chuyển đổi. Không có tiền, không ai dám bỏ cây mía. Và rồi bước ngoặt thật sự đã đến khi anh Long tìm đến Agribank để vay vốn.

Đến đây, anh được cán bộ hướng dẫn tận tình, cùng với những thủ tục vay vốn thông thoáng gọn nhẹ. Với nguồn hỗ trợ tài chính từ Agribank, những rào cản dần được gỡ bỏ.

“Khi tiếp cận được nguồn vốn hơn 400 triệu đồng của ngân hàng, tôi hiện thực hóa được ý tưởng đầu tư trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, tìm ra một hướng đi mới cho hơn 2ha đất nông nghiệp làm nguồn thu nhập mới cho cả gia đình”, anh Long chia sẻ.

Không phụ lòng người vun trồng, từng gốc cam nhỏ bé lặng lẽ bén rễ, vươn lên trong nắng gió Cao Phong. Những cành non đầu tiên bật ra những đốm xanh mướt, những nụ hoa trắng muốt bắt đầu tỏa hương dịu dàng. Đến nay gia đình anh Trương Hồng Long đã sở hữu hơn 800 gốc cam, mỗi năm đầu tư không dưới 400.000 đồng/cây để mua phân bón, hệ thống tưới tự động và thuê nhân công chăm sóc. Sau khi trừ chi phí, vườn cam của anh chị mang lại thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng/năm.

Vựa cam chín mọng giúp người dân Cao Phong đổi đời
Vựa cam chín mọng giúp người dân Cao Phong đổi đời

Bội thu mùa vàng

Nếu như ngày trước, Cao Phong chỉ toàn một màu xanh xám của những ruộng mía khô khốc, thì bây giờ, cả vùng đất này ngập trong sắc vàng rực rỡ của cam chín.

Từng chùm cam sai trĩu nặng, vỏ bóng loáng, căng mọng nước. Hương cam phảng phất trong gió, ngọt thanh mà dịu dàng như niềm hạnh phúc sau bao năm chờ đợi. Những người dân trồng cam giờ đây không còn lo lắng như trước. Giá cam ổn định, thị trường rộng mở. Các thương lái đến tận vườn thu mua, không còn cảnh được mùa mất giá.

Chị Nguyễn Thị Hoan, vợ anh Long phấn khởi chia sẻ: “Giờ thì yên tâm rồi! Cam tốt, giá cao, lại có ngân hàng hỗ trợ đầu ra. Chưa bao giờ tôi thấy vui như bây giờ”.

Thành công của cam Cao Phong không chỉ đến từ bàn tay cần cù của người dân, mà còn từ sự tiếp sức kịp thời của Agribank. Ngoài cho vay, ngân hàng còn hướng dẫn bà con cách quản lý tài chính, tìm kiếm thị trường và liên kết tiêu thụ. Cán bộ ngân hàng giúp các hộ trồng cam xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, thậm chí hỗ trợ xúc tiến thương mại để cam Cao Phong có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường.

“Hoạt động” trên địa bàn có nhiều hộ nông dân vay vốn đầu tư sản xuất nông sản, ông Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc Agribank chi nhánh Sông Đà, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình cho biết, ngân hàng có nhiều cơ chế chính dành cho khách hàng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Đơn cử như ngân hàng giảm lãi suất từ 1,5 đến 2%/năm so với lãi suất sàn cho vay thông thường, rồi áp dụng những cơ chế miễn giảm lãi suất dịch vụ, hay cho vay miễn giảm tài sản bảo đảm lên tới 70-80% tổng nhu cầu vốn với từng đối tượng khách hàng. “Chúng tôi không chỉ là ngân hàng, mà còn là người đồng hành cùng bà con nông dân. Khách hàng thành công, đó cũng là thành công của chúng tôi”, ông Hà bày tỏ.

Từ đó, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi. Từ một vùng quê nghèo nàn với những đồi mía xám, Cao Phong đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành thủ phủ của những mùa vàng bội thu. Nhìn những vựa cam rực rỡ, những đôi tay nông dân thoăn thoắt thu hái mà ai ai cũng tự hào. Họ đã đi qua những ngày tháng gian khó, để giờ đây, hạnh phúc đến trong từng mùa quả chín.

Minh Nguyệt

Tin liên quan

Tin khác

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.

Vinh danh nhiều dự án khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp

Hàng chục dự án khởi nghiệp của thanh niên liên quan đến các giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi xanh nền kinh tế nông nghiệp sẽ được vinh danh và hỗ trợ kết nối đầu tư nhân rộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data