Học cách phát huy giá trị bảo tàng
Từ giá trị văn hóa
Taipei (Đài Bắc - Đài Loan) - một thành phố năng động, hiện đại với những tòa cao ốc sừng sững mọc san sát, song cách đơn giản nhất để khám phá, để hiểu về văn hóa và con người của một đất nước nhất thiết phải đến bảo tàng. Trong số đó Bảo tàng Cung điện Quốc gia hay còn được biết tới với tên gọi: Bảo tàng Cố Cung Đài Loan – một trong 4 bảo tàng lớn nhất thế giới, nằm bên sông Waishuangxi (Ngoại Song), khu Shilin (Sĩ Lâm).
![]() |
Khu tương tác hiện đại với video và chiêm ngưỡng 20 bức tranh nổi tiếng qua hiện thực ảo |
Về đêm Bảo tàng Cố Cung lộng lẫy, giống như một chiếc đèn lồng khổng lồ huyền bí mà ai cũng muốn một lần khám phá mỗi khi đến Đài Loan. Một khi đặt chân tới đều trầm trồ không chỉ vì kiến trúc căn bản mà còn vì bộ sưu tập khổng lồ - gần 700.000 cổ vật của 10.000 năm lịch sử Trung Hoa, từ thời đồ đá mới đến cuối triều đại nhà Thanh.
Hãy tưởng tượng, một bảo tàng có vài tầng có đủ để trưng bày bộ sưu tập khổng lồ đó? Thực ra, do số lượng hiện vật quá lớn, nên các cổ vật được luân phiên đưa ra trưng bày mỗi đợt khoảng 1.500 món và cứ ba tháng lại thay đổi một lần theo từng chủ đề để phục vụ công chúng. Người ta từng tính toán rằng với sự luân chuyển này, một du khách phải cần khoảng 117 năm mới có thể chiêm ngưỡng hết số cổ vật hiện có tại bảo tàng này.
Theo đó, bảo tàng được coi là nơi lưu giữ những cổ vật văn minh Trung Hoa với các gian trưng bày được bố trí theo lịch đại, từ văn hóa Trung Quốc thời đồ đá mới trong giai đoạn 4.500 – 2.700 năm trước công nguyên đến thế kỷ 20. Ngoài những hiện vật từ đồ đá, đồ đồng, vàng, bạc cho đến những viên ngọc bích, tại đây còn lưu giữ cả những bức họa từ triều Đường, thư pháp từ triều Tần, những cuốn sách quý hiếm từ triều Tống và văn tự từ triều Thanh;…
Một trong những hiện vật thu hút sự chú ý của du khách là khối ngọc bích được tạc thành hình cây cải thảo (hay còn gọi là bắp cải Trung Quốc). Màu sắc và hình dạng tự nhiên của khối ngọc đã được nghệ nhân khéo léo tận dụng để tạo hình. Đây là biểu tượng cho đức hạnh của người phụ nữ hoặc cho sự giàu có, may mắn. Hay một hiện vật khác cũng được du khách yêu thích, đó là khối đá thạch anh được ví như "miếng thịt kho tàu", được tạc vào thời nhà Thanh.
Công nghệ gia tăng giá trị bảo tàng
Bên cạnh việc được trải nghiệm những bảo vật quý hiếm, trong khuôn viên của bảo tàng còn có khu tương tác hiện đại với video và chiêm ngưỡng 20 bức tranh nổi tiếng qua hiện thực ảo, rất được mọi người yêu thích. Vì vậy mà Bảo tàng lúc nào cũng đông khách tìm đến, nhất là du khách quốc tế.
Với những người cần nghiên cứu chuyên sâu, vừa tránh sử dụng hướng dẫn viên vừa giúp mở rộng không gian trưng bày của bảo tàng, sẽ được phát cho một máy hướng dẫn kèm tai nghe. Chiếc máy đã ghi âm bằng 9 ngôn ngữ thông dụng trên thế giới (Tiếng Anh, Trung, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc…) để giới thiệu về từng cổ vật. Mỗi cổ vật có đánh số thứ tự. Chỉ cần chọn ngôn ngữ và số theo cổ vật muốn tìm hiểu. Máy ghi âm sẽ phát vào tai nghe về xuất xứ của cổ vật đó không chỉ giúp du khách hiểu rõ thêm từng cổ vật theo nhu cầu riêng.
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong trưng bày là xu hướng tất yếu của nhiều bảo tàng trên thế giới chẳng những giúp tạo thêm các kênh đối thoại giữa bảo tàng và công chúng, giữa bảo tàng và các nhà khoa học, các chuyên gia. Có khả năng giới thiệu rộng rãi, vượt ra khỏi không gian của bảo tàng, các trưng bày quan trọng của bảo tàng.
Đó còn là nơi hình thành nguồn dữ liệu tin cậy cho ngành công nghiệp sáng tạo như xuất bản, nghệ thuật, văn hóa, hướng dẫn du lịch… Tạo lập ngân hàng dữ liệu cho các cơ quan giáo dục, giáo viên, học sinh.
Đồng thời, cung cấp các kênh tiếp cận ngân hàng dữ liệu này một cách rộng rãi, có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi. Liên tục sáng tạo để thu hút khách tham quan đến thăm và tiếp tục đến tham quan bảo tàng.
Nhờ áp dụng công nghệ đỉnh cao mà khách tham quan được tiếp cận với nhiều hình thức khám phá độc đáo. Không cần diện tích trưng bày lớn, tiết kiệm được chi phí, cũng như thời gian tham quan linh hoạt mà vẫn bảo tồn tốt các cổ vật quý hiếm đang là những thế mạnh nổi trội của các bảo tàng hiện đại.
Tại Việt Nam, hệ thống bảo tàng khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên, số lượng bảo tàng ứng dụng công nghệ hiện đại vào trưng bày mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn các bảo tàng mới chỉ dừng lại ở việc trưng bày các mẫu vật, mô hình hay hiện vật được tìm thấy thấy một cách đơn giản. Có chăng, một số bảo tàng có thêm phần cập nhật các tư liệu, phim ảnh trong quá trình giới thiệu cho khách tham quan mà thôi. Còn công nghệ cao chỉ có vài bảo tàng.
Như Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Dân tộc học. Khu trưng bày khảo cổ dưới lòng tòa nhà Quốc hội cũng được xem là bảo tàng khảo cổ học đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ 3D trong trưng bày và triển lãm các hiện vật. Tại TP. HCM có Khu di tích Địa đạo Củ Chi và Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ.
Như các chuyên gia khảo cổ học từng khẳng định tiếp cận, ứng dụng một cách đồng bộ các thành tựu khoa học kỹ thuật trong tất cả các hoạt động trưng bày và giới thiệu trưng bày, đặc biệt công nghệ 3D để phục vụ việc quản lý lưu trữ, bảo tồn di sản và phục chế cũng như phát huy giá trị các bảo vật, hiện vật giúp tạo thêm nhiều cơ hội mới để từ nội dung tới hình thức đều trở nên hấp dẫn hơn, thân thiện hơn, hiện đại hơn.
Từ đây lại đặt ra càng nhiều thách thức với công tác bảo tàng nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn các giá trị lịch sử, văn hóa của công chúng, đặc biệt giới trẻ ngày càng cao. Thực sự đây còn là hướng tuyên truyền, quảng bá giá trị lịch sử hữu hiệu nhất không chỉ giúp người dân trong nước mà cả bạn bè quốc tế biết đến giá trị di sản văn hóa Việt Nam một cách cụ thể và rõ ràng nhất.
Rời bảo tàng trong chút tiếc nuối, nhưng bù lại những nhận biết về Đài Loan đã tăng lên đáng kể bởi sự khéo léo kết hợp giữa phổ biến văn hoá của người Đài đến quảng đại công chúng với việc thương mại hóa bảo tàng gián tiếp tạo ra giá trị kinh tế cho quốc đảo này.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
