Hiểm họa nhạc chế
“Nổi” lên trong khoảng thời gian ngắn gần đây nhờ việc thực hiện các clip hát lại các ca khúc cũ và đưa lên mạng giải trí, Hoa Vinh trở nên nổi tiếng và được cộng đồng mạng biết đến với biệt danh "hiện tượng livestream" vì các clip nhạc có cả triệu người xem.
![]() |
Việc chế lời phản cảm từ ca khúc “Độc thoại” gần đây khiến dư luận bức xúc |
Hoa Vinh không hát những ca khúc đang thịnh hành trên thị trường mà hát lại những bản tình ca xưa nhưng cũng được nhiều người yêu thích như: Tình đơn phương, Người đến sau, Em là hạnh phúc trong anh, Phai dấu cuộc tình, Ngắm hoa lệ rơi... nên dễ được khán giả, đặc biệt là giới trẻ đón nhận.
Tuy nhiên, nổi tiếng chưa được bao lâu, Hoa Vinh mới đây đã khiến nhiều người mất cảm tình, thất vọng và bức xúc khi chế lời bài hát Độc thoại do ca sĩ Tuấn Hưng độc quyền sử dụng. Trong clip mới đưa lên mạng, Hoa Vinh cover ca khúc Độc thoại như nhiều lần trước anh đã làm.
Tuy nhiên, đoạn clip hát chế ca khúc Độc thoại lập tức khiến người xem, người nghe phát hoảng khi Hoa Vinh chế lời thành “Vì anh ngu si gặp ngay con đĩ. Để em bước đi trách nhau được nhau. Vì anh ngu si làm tình không suy nghĩ. Giờ ôm nỗi đau, nỗi đau biệt ly...”. Trong khi đó, bản gốc lời bài hát có nội dung lãng mạn và tình tứ: Vì anh ngu si, lòng đã không suy nghĩ. Để em bước đi trách nhau được gì. Vì anh ngu si, lòng đã không suy nghĩ. Giờ ôm nỗi đau nỗi đau biệt ly...
Ngay sau clip nhạc chế nói trên của Hoa Vinh lan truyền khắp mạng xã hội đã có cả triệu lượt xem và bình luận. Đặc biệt, khi biết sự việc này, cha đẻ ca khúc Độc thoại - nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận và ca sĩ Tuấn Hưng – độc quyền bài hát đã rất bức xúc.
Trước làn sóng tẩy chay của dư luận và những chỉ trích của nhạc sĩ Hồng Thuận, ca sĩ Tuấn Hưng; hiện tượng mạng Hoa Vinh đã phải lên tiếng xin lỗi vì phần chế lời Độc thoại của mình. “Em rất xin lỗi hai anh và mong hai anh thông cảm cho em”, Hoa Vinh phân trần.
Trước sự thành khẩn của Hoa Vinh, nam ca sĩ Tuấn Hưng cho biết, do Hoa Vinh mới vào nghề, không kiểm soát được lời nói nên nếu đã biết sai, nhận lỗi “thì tôi sẵn sàng bỏ qua và dạy bảo thêm”.
Trên thực tế, trước Hoa Vinh, nhiều nhạc phẩm chế xuất hiện trên các diễn đàn mạng, các trang nhạc trực tuyến từng làm xôn xao dư luận. Chẳng hạn bài hát Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây bất hủ, người yêu nhạc các thế hệ tôn trọng được không ít bạn trẻ chế lời thành: “Cùng chung sống một đời sinh viên, hai đứa ở hai trường cách biệt. Đường đi học mùa này bụi lắm, trường bên anh nhớ trường bên em…”.
Ngoài ra, ca khúc Một đời người, một rừng cây của nhạc sĩ Trần Long Ẩn bị chế thành bài “Một dĩa mồi, một thùng bia” với những lời lẽ phi nghệ thuật: “Khi có một dĩa mồi, ta thường nghĩ về thùng bia. Khi có một thùng bia, ta thường nhớ về bạn bè. Rủ nhau đến đây ăn nhậu...”. Bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo bị chế lời thô thiển như: “Hết tiền tiêu người yêu anh cũng bán. Bán năm trăm để lấy tiền tiêu tiền tiêu xong lại nhớ đến người yêu. Ở đợ ba năm về chuộc người tình...”.
Hoặc những lời ca vô nghĩa trong bài “Xe 50 và điện thoại 8250” (chế từ ca khúc Tình yêu và giọt nước mắt): “Khi em quen anh, được đi xe Dylan, lòng em yêu anh vô cùng. Thôi thôi quên đi, giờ em ra đi vì anh trắng tay không còn chi”.
Cũng có lần giới yêu nhạc trẻ Việt bức xúc khi ca khúc Công chúa bong bóng đã biến thành “Công chúa hôi nách” với ca từ “bẩn”: “Hè về mồ hôi không ngớt. Hôi nách đi đâu, hôi nách cũng không biết nhục”. Rồi ca khúc 999 đóa hồng nổi tiếng bị chế lời đầy bạo lực: “Sống bên Hồng Công, anh là thằng đâm thuê chém mướn. Ân oán phân minh, ra đường không để ai đè... Hận tình mà anh chém chết em”. Ngay cả một bài hát của các em thiếu nhi là Kìa con bướm vàng cũng bị đem ra chế lời theo phong cách nhạc remix, đọc rap chứa đựng sự thô thiển, dung tục: “Kìa con gái, kìa con gái kìa, rủ đi chơi, ba tháng sau em mang bầu…”.
Những bản nhạc chế kể trên chỉ là số ít trong vô vàn những bản nhạc chế đã, đang tồn tại trên không gian mạng. Có thể thấy, với sự phát triển của công nghệ, bất kỳ ai hiện nay cũng có thể chế nhạc. Các bài nhạc chế được tung lên mạng để mọi người cùng thưởng thức, chia sẻ, gửi đường link cho nhau. Cứ như thế, nhạc chế giờ đã phát triển một cách vô lối và tồn tại trong đời sống giải trí của công chúng.
Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, dù là hành động tự phát nhưng cơ quan chức năng liên quan cần có biện pháp ngăn chặn, xử lý cá nhân hát, đăng tải nhạc chế với lời lẽ thô thiển, tục tĩu và phi nghệ thuật kể trên. Bởi thứ nhạc này sẽ tiêm nhiễm vào đầu người nghe, đặc biệt là giới trẻ những suy nghĩ, lối sống lệch lạc và quan trọng hơn cả, loại nhạc này chưa bao giờ phù hợp với thị hiếu, cảm xúc thẩm mỹ đích thực của con người.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
