agribank-vietnam-airlines

Hạn chế rủi ro từ sở hữu chéo

Nguyễn Vũ thực hiện
Nguyễn Vũ thực hiện  - 
Một trong những quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD đang nhận được sự quan tâm đó là lãnh đạo các TCTD không được làm lãnh đạo DN khác trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của TCTD.
aa
Khi ngân hàng thoái vốn
Xử lý triệt để sở hữu chéo, ngăn nợ xấu phát sinh
TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của DN, TCTD là cổ đông của mình
Hạn chế rủi ro từ sở hữu chéo
TS. Cấn Văn Lực

Theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, quy định này nhằm giảm thiểu tình trạng sở hữu chéo (SHC) trong hệ thống NH.

Ông có thể cho biết, bản chất SHC là gì và ở Việt Nam có hình thức SHC nào?

Bản chất SHC về cơ bản là SHC ngành nghề khác nhau trong cùng một nền kinh tế. Ở Việt Nam, SHC thể hiện dưới 3 dạng thức: thứ nhất, NH này sở hữu cổ phần NH khác với tỷ lệ nhất định. Thứ hai, cổ đông lớn NH này, sở hữu một phần NH hoặc DN khác. Thứ ba, NH hoặc tập đoàn công ty mẹ có sở hữu đối với công ty con. Trên thực tế, bản chất SHC không phải là quá xấu và không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng diễn ra tình trạng này.

Như Nhật Bản, trong thời điểm khôi phục kinh tế giai đoạn 1960 - 1970, SHC phát triển khá mạnh. Tuy đến đầu những năm 90, SHC thoái trào dần nhưng đã đóng góp nhất định cho phát triển khôi phục kinh tế Nhật Bản. Việt Nam cũng vậy, khi nước ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho phép lĩnh vực kinh tế tư nhân được phát triển và coi đó là thành phần kinh tế thì SHC manh nha xuất hiện. Rõ ràng xuất phát điểm DN thấp lại thiếu vốn, kinh nghiệm đặc biệt quản trị điều hành khá yếu, nên SHC được cho phép khi đó cũng là cơ hội để tăng huy động vốn, nguồn nhân lực, đặc biệt kinh nghiệm quản trị điều hành. Tuy nhiên, trải qua thời gian, diễn biến SHC trở nên phức tạp, các chủ thể liên quan thực hiện không tốt, đặc biệt là liên quan đến công khai minh bạch, khả năng quản lý giám sát chưa được tốt dẫn đến tác động tiêu cực đến hệ thống NH.

Ông có thể nói rõ hơn nguy cơ từ SHC?

Ví dụ, TCTD có sở hữu tại một DN khác có thể cho DN đó vay vốn với lãi suất thấp, có những “nhân nhượng”, không kiểm soát chặt chẽ khâu giám sát. Theo đó, tạo ưu ái nhiều hơn cho DN sân sau của mình, dẫn tới sự không công bằng đối với các DN khác. Bản thân NH cũng bị thiệt hại nếu DN này làm ăn thua lỗ, nợ xấu phát sinh.

Hiện đang có băn khoăn liệu cấp phó của NH có được tham gia làm lãnh đạo các DN? Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

Lãnh đạo NH ở cương vị phó chủ tịch, phó tổng giám đốc cũng không được. Bởi luật có quy định rõ chặt chẽ, phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương của TCTD không được đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của DN khác. Tôi cho rằng quy định mới lãnh đạo NH không được làm lãnh đạo DN là rất tích cực, hạn chế tối đa việc cho vay sân sau dễ dàng trong thời gian qua.

Theo ông, những quy định trên có thể triệt tiêu SHC?

Triệt để 100% tôi nghĩ là khó khả thi nhưng chúng ta sẽ hạn chế được tình trạng này cũng như hệ lụy của nó gây ra thông qua giải pháp tạo ra khuôn khổ pháp lý hoàn thiện mà cụ thể là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD vừa được thông qua cũng như đưa thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị NH, quản trị DN vào Việt Nam. Tôi hy vọng, NHNN sớm có các hướng dẫn quy định thực hiện điều khoản trong luật một cách công khai minh bạch để luật đi vào cuộc sống càng nhanh càng tốt.

Ngoài ra, để hạn chế được tình trạng SHC đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các đơn vị liên quan, các bộ, ngành, đặc biệt khối thanh tra kiểm tra. Một nhân tố rất quan trọng nữa là yêu cầu DN nói chung, TCTD nói riêng cần phải minh bạch hơn, đặc biệt là sau khi cổ phần hóa, dứt khoát phải lên sàn niêm yết. Đó cũng là một cách tăng tính minh bạch của DN, NH trong nền kinh tế và quyết tâm chặn cửa SHC.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Vũ thực hiện

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data