Hà Tĩnh nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
“Số hóa” tín dụng chính sách Hà Tĩnh: Phối hợp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách |
Từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Tĩnh đã chủ động bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới của địa phương; chỉ đạo của Tổng Giám đốc; Nghị quyết của Ban đại diện Hội đồng quản trị; phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành và ổ chức chính trị - xã hội tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng chính sách...
Trong đó, chi nhánh đã tập trung tham mưu, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW; tham mưu thực hiện văn bản số 490-CV/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 356/KH-UBND về thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tín dụng chính sách xã hội; các văn bản, kế hoạch, chỉ thị của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW trên địa bàn. Qua đó, tranh thủ được sự chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ngành, đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
![]() |
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh và Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Tĩnh ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa hai bên. |
Trên thực tế, tại Hà Tĩnh, sau khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào đời sống, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, chú trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Đến thời điểm 30/6/2023, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hơn 233 tỷ đồng, tăng 40,1 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 160% kế hoạch giao năm 2023 và tăng 194,4 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh 176,5 tỷ đồng, nguồn ngân sách cấp huyện 56,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm, chi nhánh đã tích cực chỉ đạo các đơn vị cấp huyện triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh huy động nguồn vốn, đặc biệt là tiền gửi tổ chức, cá nhân và nguồn vốn ủy thác địa phương, nhằm giảm áp lực nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến 30/6/2023, tổng nguồn vốn đạt 6.445,6 tỷ đồng.
Đến 30/6/2023, tổng doanh số cho vay của chi nhánh đạt gần 959 tỷ đồng với 17.117 lượt khách hàng vay vốn, doanh số thu nợ đạt 466,5 tỷ đồng. Dư nợ đạt 6.295,9 tỷ đồng, tăng 492,3 tỷ đồng so với đầu năm, tăng 78,4 tỷ đồng so với cùng kỳ với 105.884 khách hàng đang thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi.
![]() |
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi góp phần khôi phục và phát triển nghề nuôi hươu truyền thống ở huyện Hương Sơn. |
Về kết quả thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, đến ngày 30/6/2023, chi nhánh thực hiện tăng trưởng hơn 172,5 tỷ đồng (đạt 93,9% kế hoạch). Trong đó, cho vay nhà ở xã hội, dư nợ đạt 269,6 tỷ đồng, tăng 172 tỷ đồng so với năm 2022, với 716 khách hàng đang dư nợ, đạt 89,1% kế hoạch; cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, dư nợ đạt 190 tỷ đồng với 5.300 khách hàng, bằng với cuối năm 2022; cho vay học sinh sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến có dư nợ đạt 53,5 tỷ đồng, tăng 714 triệu đồng so với năm 2022 với 3.209 khách hàng đang dư nợ, đạt 99,8% kế hoạch; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập với dư nợ đạt 2.437,3 triệu đồng, giảm 232,7 triệu đồng so với năm 2022 với 32 khách hàng đang dư nợ, đạt 91,3% kế hoạch.
Trong khi đó, thực hiện Nghị định 36/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong năm 2023, chi nhánh đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc hỗ trợ lãi suất đúng đối tượng, điều kiện, công khai số tiền hỗ trợ lãi suất tại tất cả các điểm giao dịch xã trên toàn tỉnh.
Theo ông Lê Viết Thông, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Khê, nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội góp phần quan trọng giúp người nghèo ở địa phương thay đổi tư duy làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo tại Hương Khê đã giảm rõ rệt, năm 2021 là 5,98%, năm 2022 giảm còn 4,63%; tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2021 là 6,12%, năm 2022 giảm còn 4,46%.
![]() |
Ông Phạm Xuân Nghị ở xã Phúc Đồng, huyện Thanh Khê vay vốn đầu tư phát hiện mô hình trang trại, chăn nuôi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. |
Tương tự, tại Kỳ Anh, sau hơn 20 năm thực hiện Nghị định 78/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, vốn tín dụng chính sách đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm cho gần 10.000 lao động, gần 22.000 hộ thoát ngưỡng đói nghèo, trên 4.000 hộ cải thiện đời sống; gần 5.000 hộ có chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn; xây dựng, sửa chữa trên 1.900 căn nhà ở cho hộ nghèo...
Trong khi đó, cũng giống như nhiều địa phương khác ở miền Trung, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Địa bàn hoạt động phức tạp với vùng núi cao, miền biển dài rộng cùng những khắc nghiệt về thiên tai hạn hán, bão lũ thường xuyên... Hà Tĩnh là địa phương thí điểm xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm dần qua các năm nên đối tượng cho vay dần thu hẹp, ảnh hưởng tới việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay một số chương trình như, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã đã quan tâm chuyển nguồn vốn ngân sách sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên, tỷ lệ nguồn ngân sách địa phương trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh vẫn còn thấp so với bình quân toàn quốc (Hà Tĩnh chiếm 3,6%, bình quân toàn quốc 10,8%). Đến 30/6/2023, một số đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch giao như, Thạch Hà, Đức Thọ, hay Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh...
![]() |
Mô hình chăn nuôi bò từ vốn Ngân hàng Chính sách xã hội ở xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn. |
Ông Nguyễn Tiến Thức, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Tĩnh, cho biết trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tập trung tổ chức triển khai quyết liệt chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao, thực hiện thu hồi nợ đến hạn cho vay quay vòng sử dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo dư nợ thực tế sát với dư nợ kế hoạch tại mọi thời điểm trong năm, phấn đấu đến 30/9/2023 hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch được giao; tiếp tục rà soát nhu cầu vay vốn trên địa bàn để xin Trung ương bổ sung thêm nguồn vốn, đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân, đặc biệt là các chương trình cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP; thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay theo quy định tại Nghị định 36/2022/NĐ-CP của Chính phủ…
Đồng thời, chi nhánh sẽ chủ động tham mưu cho UBND cấp xã công tác rà soát bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và danh sách hộ có mức sống trung bình, làm cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay các chính sách tín dụng chính sách; thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố và nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn, chất lượng giao dịch xã, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn… nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Tin liên quan
Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
