agribank-vietnam-airlines

“Số hóa” tín dụng chính sách

Chí Kiên
Chí Kiên  - 
Dịch vụ Mobile Banking của NHCSXH là mô hình ngân hàng qua điện thoại di động, giúp các khách hàng, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách tại Việt Nam có điều kiện tiếp cận nhiều hơn nữa với các dịch vụ tài chính bền vững và hiệu quả, góp phần giảm nghèo và kết nối người nghèo với nền kinh tế.
aa
so hoa tin dung chinh sach Tín dụng chính sách: Động lực để Phú Yên thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
so hoa tin dung chinh sach Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững ở Đắk Nông
so hoa tin dung chinh sach Vốn chính sách giúp phụ nữ Quế Phong thoát nghèo

Đây sẽ là một trong những công cụ để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nhằm phục vụ số lượng khách hàng ngày càng nhiều hơn.

so hoa tin dung chinh sach
Cán bộ NHCSXH giới thiệu dịch vụ Mobile Banking tại điểm giao dịch xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Nhằm cung cấp tốt hơn dịch vụ tín dụng cho người nghèo và đối tượng chính sách, khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, qua đó góp phần đạt mục tiêu chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện và chuyển đổi số đến năm 2030, tháng 6/2022, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) đã ban hành Quy định tạm thời cung cấp và sử dụng dịch vụ Mobile Banking (Ngân hàng điện tử) để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay toàn hệ thống NHCSXH đang tích cực tuyên truyền đến khách hàng thực hiện đăng ký và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ hiện đại này. Đối tượng được hướng tới là khách hàng đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH, thành viên Ban Đại diện NHCSXH các cấp, cán bộ tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác; Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn; khách hàng vay vốn nhà ở xã hội và các khách hàng khác có nhu cầu.

Chị Nguyễn Thị Kiều Vy – người vay vốn tại quận Hà Đông đón chúng tôi trong căn hộ chung cư nhà ở xã hội tại phường Kiến Hưng được NHCSXH cho vay vốn. Chị phấn khởi nói: “Tôi đã mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH quận Hà Đông và được cán bộ ngân hàng hướng dẫn cài đặt ứng dụng Mobile Banking trên điện thoại di động. Giao dịch thật tiện lợi và nhanh chóng!”.

Còn bà Đào Thị Thu, Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn phường Tây Mỗ không giấu nổi niềm vui khi trải nghiệm dịch vụ Mobile Banking. Bà tâm sự: “Bao năm nay cứ quen với việc thanh toán tiền mặt, nhiều khi thật bất tiện. Giờ tôi mở tài khoản thanh toán và cài đặt dịch vụ Mobile Banking tại NHCSXH, có nhiều tiện ích mà lại dễ sử dụng. Nạp thẻ điện thoại, chuyển trả tiền điện, tiền nước đều qua điện thoại di động, tiện lắm. Giờ con trai đi làm xa, hàng tháng gửi tiền cho bố mẹ chi tiêu cũng rất dễ dàng”.

so hoa tin dung chinh sach

Theo ông Phạm Văn Quyết – Phó Giám đốc NHCSXH TP. Hà Nội, để tăng cường các dịch vụ, tiện ích phục vụ khách hàng là cá nhân, người vay vốn, từ tháng 12/22022, NHCSXH TP. Hà Nội chính thức triển khai dịch vụ Mobile Banking đến khách hàng dưới hình thức ứng dụng trên thiết bị di động. Với giao diện dễ sử dụng, mang đến nhiều tiện lợi cho khách hàng, thực hiện các giao dịch 24/7 nhanh chóng, khách hàng không phải mất thời gian chờ đợi, đồng thời có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet.

Để sử dụng dịch vụ Mobile Banking của NHCSXH, khách hàng cần cài đặt ứng dụng VBSP Smart Banking, sau đó mở tài khoản thanh toán bằng VND tại NHCSXH; đăng ký dịch vụ và chấp nhận các điều khoản, điều kiện sử dụng dịch vụ. Các dịch vụ tài chính mà VBSP Smart Banking cung cấp cho khách hàng gồm: Dịch vụ chuyển tiền (chuyển tiền nội bộ NHCSXH cùng chủ tài khoản, khác chủ tài khoản; chuyền tiền nhanh 24/7 đến số tài khoản, đến số thẻ mở tại các ngân hàng khác; Chuyển tiền thường đến số tài khoản tại ngân hàng khác; chuyển tiền ủng hộ và các dịch vụ chuyển tiền khác); Dịch vụ thanh toán (thanh toán hóa đơn: tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, vé tàu, vé máy bay, học phí, phí bảo hiểm… nạp tiền điện thoại, ví điện tử; mua thẻ điện thoại; nộp thuế…); Dịch vụ thanh toán QR Pay (Thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng VBSP SmartBanking, cho phép khách hàng thanh toán cho các nhà cung cấp thông qua tính năng quét mã QR trên ứng dụng).

Ngoài ra, khách hàng có thể kiểm tra thông tin tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, tiền vay; Tra cứu lịch sử giao dịch; Cài đặt đăng nhập/xác thực bằng vân tay/khuôn mặt, đổi mật khẩu, cài đặt hạn mức nhóm chuyển tiền, cài đặt danh bạ thụ hưởng/ danh bạ hóa đơn, cài đặt phương thức xác thực Soft OTP… Thời gian cung cấp dịch vụ là 24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần (24/7), trừ dịch vụ chuyển tiền thường qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Tính đến cuối tháng 4/2023, NHCSXH TP. Hà Nội đã thực hiện mở tài khoản thanh toán Mobile Banking cho gần 2.000 khách hàng và trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản và sử dụng ứng dụng này để đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt.

Chí Kiên

Tin liên quan

Tin khác

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo được cập nhật nhiều quy định mới về mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, HTX, liên hiệp HTX và chủ trang trại.
Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND

30 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) đã phát huy tốt vai trò Ngân hàng đầu mối, là “trụ đỡ” cho các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững thông qua công tác điều hòa vốn. Đây là nền tảng để các QTDND mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng “đen”, thực hiện chính sách “Tam nông”: nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ đề nghị các sở, ngành tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tất cả các nhóm khách hàng.
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công

Bắt đầu câu chuyện về hành trình hơn 30 năm làm trang trại, trồng cây ăn quả của mình, ông Lê Văn Bình, Giám đốc Hợp tác xã Nga Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), kể về những gian nan đã trải qua. Năm 1993, trong thời điểm vô cùng khó khăn, ông đã được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho vay thế chấp 100 triệu đồng để làm nông nghiệp. Đây là khách hàng đầu tiên được vay nhiều đến thế trên địa bàn lúc đó. Với đồng vốn này, ông dùng để san lấp mặt bằng, đầu tư con giống như nuôi bò, dê, sau đó là vịt, ngan…
Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Dòng chảy tín dụng chính sách giữa đại ngàn Tây Nguyên

Tây Nguyên - vùng đất đại ngàn huyền thoại với bạt ngàn cà phê, sao su, hồ tiêu nằm cạnh những dòng suối róc rách len lỏi giữa núi rừng. Đây là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, lưu giữ những nét văn hoá độc đáo. Song đằng sau vẻ đẹp ấy là những khó khăn, chật vật trong đời sống của một bộ phận người dân, những con người đã “vượt khó đi lên” nhờ đồng vốn tín dụng chính sách.
Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Lạng Sơn: Nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã tạo sự thay đổi, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân trên mảnh đất Xứ Lạng. Với nhiều chương trình cho vay, người dân không chỉ hưởng thụ nguồn vốn ưu đãi cho vay sản xuất, kinh doanh, mà còn có thể vay cho con em đi học, làm nhà ở.
Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Agribank đồng hành xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN và Agribank. Chính vì thế, trong chiến lược kinh doanh, Agribank xác định cho vay nông nghiệp, nông thôn là trọng tâm. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là lĩnh vực được ưu tiên và luôn được dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn qua việc đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng.
Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Ninh Thuận nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Với nhiều nỗ lực, đến nay, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Ninh Thuận để đầu tư sản xuất, kinh doanh đã được đáp ứng kịp thời...
Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm...
Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Những ngày này, vùng núi cao Bắc Kạn đâu đâu cũng rộn ràng không khí chào đón Xuân. Những cánh rừng già xanh tốt, những ruộng lúa, đồi ngô chín vàng... là minh chứng cho cuộc sống thanh bình, khởi sắc của người dân nơi đây.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data