agribank-vietnam-airlines

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Chính sách cho vay nhà ở xã hội không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân. Từ những mái ấm khang trang mọc lên khắp các vùng quê xứ Quảng, người dân không chỉ “an cư” mà còn “lạc nghiệp”, vững vàng vươn lên trong cuộc sống.
aa

Hiện thực hóa khát vọng an cư

Quảng Nam hiện có khoảng 140.000 công nhân, viên chức, người lao động đang sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp lớn như Điện Nam - Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), Tam Thăng (TP. Tam Kỳ), Cơ khí ô tô Trường Hải, Hậu cần cảng Tam Hiệp (huyện Núi Thành)... Với số lượng lao động đông đảo, nhu cầu về nhà ở xã hội tại địa phương không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, việc phát triển các dự án nhà ở xã hội vẫn còn gặp nhiều rào cản.

Theo ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhà ở xã hội dành cho công nhân, người lao động thu nhập thấp, cán bộ, công chức và người nghèo là một chương trình lớn được tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt.

“Dù vậy, quá trình triển khai còn nhiều khó khăn, kết quả đạt được chưa như mong muốn. Có không ít doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhưng lại vấp phải bài toán kinh phí lớn trong khi lợi nhuận thấp. Cơ chế hỗ trợ đầu tư hiện nay chưa đủ hấp dẫn, khiến các nhà đầu tư còn dè dặt”, ông Dũng chia sẻ.

Trong bối cảnh ấy, chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-2024 của Chính phủ do Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Nam triển khai trong thời gian qua đã thắp lên niềm hy vọng mới cho nhiều hộ gia đình ở địa phương. Với nguồn vốn ưu đãi, nhiều người lao động, cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang… đã chạm tay tới giấc mơ có một mái ấm cho riêng mình.

chương trình cho vay nhà ở xã hội theo 100/NĐ-2024  đang được đẩy mạnh ở Quảng Nam.
Chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-2024 đang được đẩy mạnh ở Quảng Nam.

Câu chuyện của bà Trần Thị Nhơn, giáo viên ở khối phố Phước Xuyên, thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên) là một minh chứng rõ nét cho giá trị nhân văn của chương trình vay vốn này. Gia cảnh neo đơn, một mình nuôi con nhỏ, lương giáo viên tuy ổn định nhưng không đủ để mua nhà trong điều kiện giá cả leo thang. Nhờ được vay 500 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, bà Nhơn mạnh dạn xây dựng ngôi nhà mới.

“Nếu không có khoản vay ưu đãi này, chắc ước mơ có một nơi ở tử tế cho hai mẹ con tôi sẽ mãi chỉ là mong ước”, bà Nhơn xúc động nói.

Tương tự, gia đình ông Phạm Văn Dũng (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên), cả hai vợ chồng đều là công nhân tại Công ty Sedo Vinako, cũng được tiếp sức nhờ khoản vay 300 triệu đồng để xây dựng lại căn nhà.

“Khi biết có chương trình cho vay nhà ở xã hội, chúng tôi đăng ký, làm hồ sơ và được ngân hàng hỗ trợ kịp thời. Ngoài khoản vay chính sách, chúng tôi mượn thêm chút ít từ người thân để có được căn nhà kiên cố. Nếu không có chương trình này, chúng tôi không biết đến bao giờ mới ổn định chỗ ở”, ông Dũng chia sẻ.

Một trường hợp khác là ông Phạm Văn Vinh, tài xế làm việc tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Xăng dầu Trường Xuân (TP. Tam Kỳ), cũng được hỗ trợ vay 500 triệu đồng. Thu nhập ổn định nhưng không dư dả, với ông Vinh, giấc mơ có căn nhà khang trang từng là điều gì đó xa vời.

“Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nay gia đình tôi đã có nhà mới khang trang, sạch sẽ. Từ khi có chỗ ở ổn định, tôi yên tâm làm việc và trả nợ đúng hạn”, ông Vinh chia sẻ thêm.

gia đình ông Phạm Văn Dũng (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên),
Ông Phạm Văn Dũng (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên) bên ngôi nhà mới xây của mình.

Lan tỏa chính sách nhân văn đến từng mái ấm

Những câu chuyện như của bà Nhơn, ông Dũng, ông Vinh... xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Nam. Tính đến ngày 28/2/2025, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Nam đã giải ngân hơn 575 tỷ đồng cho chương trình cho vay nhà ở xã hội, hỗ trợ 1.788 khách hàng xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở. Trong đó, có 26 khách hàng là người có công với cách mạng; 273 người lao động; 228 người có thu nhập thấp khu vực đô thị; 230 cán bộ lực lượng vũ trang và 1.031 cán bộ, công chức, viên chức.

Để chương trình lan tỏa rộng rãi và đi vào đời sống thực tiễn, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên... tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy trình và điều kiện vay vốn. Trên cơ sở danh sách hộ đăng ký, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức bình xét minh bạch. Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và giải ngân nhanh chóng, đúng quy định.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, nay gia đình tôi đã có nhà mới khang trang, sạch sẽ.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều gia đình ở Quảng Nam đã có nhà mới khang trang, sạch sẽ.

Bà Nguyễn Thị Trang, Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Nam cho biết: “Chúng tôi chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu và tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các hội đoàn thể để bình xét đúng đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, giúp người dân yên tâm vay vốn làm nhà”.

Được biết, trong năm 2025, Trung ương đã phân bổ thêm 30 tỷ đồng cho Quảng Nam để tiếp tục đẩy mạnh chương trình vay vốn nhà ở xã hội. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã thống nhất chủ trương ủy thác vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Nam nhằm tăng tốc giải ngân, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

Không chỉ đơn thuần là những con số về tín dụng, những ngôi nhà được dựng xây từ nguồn vốn chính sách chính là biểu tượng của sự sẻ chia, đồng hành và tiếp sức của Nhà nước dành cho người dân. Từ mái ấm mới, hàng ngàn gia đình ở xứ Quảng không chỉ hiện thực hóa giấc mơ an cư mà còn có thêm động lực để lao động, cống hiến và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Trong dòng chảy sôi động của nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, không chỉ đơn thuần là quan hệ vay - cho vay, mà là sự đồng hành chiến lược, cùng kiến tạo giá trị và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Những tín hiệu tích cực từ hoạt động tín dụng trong quý I/2025 và chia sẻ từ cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, hành trình vươn mình của kinh tế Việt Nam đang được tiếp sức mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng.
Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

Các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình thuộc khu vực Tây Bắc là cửa ngõ phía Tây của Tổ quốc, có biên giới với Lào, Trung Quốc có tiềm năng to lớn, nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy điện, du lịch sinh thái và nhiều loại tài nguyên khoáng sản quý hiếm. Để phát huy được những thế mạnh của kinh tế địa phương, vốn tín dụng ngân hàng được đánh giá là một trong những nguồn lực quan trọng.
OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Sự hợp tác giữa OCB và VinaCapital không chỉ mở rộng hệ sinh thái của hai bên, mà còn kiến tạo nên những giải pháp đầu tư bền vững, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng ưu tiên của OCB, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, NHNN Khu vực 4 (gồm 6 tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc) đã từng bước ổn định tổ chức, đảm bảo duy trì thông suốt các mặt nghiệp vụ, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Ngày 28/3, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 tổ chức cuộc gặp gỡ báo chí nhằm cung cấp thông tin về các sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước và các ngày lễ lớn trong năm 2025.
Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Sáng ngày 21/3, UBND huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí mua ghe Ngo. Agribank là đơn vị tài trợ kinh phí mua ghe Ngo phục vụ cho các hoạt động văn hóa thể thao tại địa phương.
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”

Phong trào thi đua “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà” đã và đang trở thành động lực quan trọng, tạo không khí thi đua sôi nổi trong đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Quảng Ngãi. Không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, phong trào còn giúp chị em phụ nữ khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội, trở thành những tấm gương điển hình về sự tận tụy, trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.
Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngành Ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, diễn ra tại NHNN Chi nhánh Khu vực 4, ngày 11/3/2025, lãnh đạo các tỉnh thành và doanh nghiệp trong Khu vực đều nhìn nhận đây là một thách thức, và để hóa giải thách thức này cần sự nỗ lực vào cuộc của cả ngành Ngân hàng, sự hợp tác từ khách hàng, doanh nghiệp và sự hỗ trợ tạo điều kiện của hệ thống chính trị.
TP. Hồ Chí Minh: Ngân hàng Nhà nước xếp thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Ngân hàng Nhà nước xếp thứ hạng cao về năng lực cạnh tranh địa phương

Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa công bố Kết quả khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) thành phố. Theo đó, năm 2024, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố (nay là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2) được xếp hạng cao trong 6 cơ quan ngành dọc trên địa bàn với 64,72 điểm, cao hơn năm 2023 là 60,97 điểm.
Tiếp sức cho các QTDND phát triển bền vững

Tiếp sức cho các QTDND phát triển bền vững

Thành lập từ năm 2003, sau 21 năm phát triển, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) chi nhánh Hải Phòng đã từng bước hỗ trợ cho các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) phát triển, trở thành điểm tựa vốn cho hàng ngàn thành viên và người dân thành phố Hoa phượng đỏ, biến lợi thế địa phương thành cơ hội sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng sống.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data