Giới trẻ và những chiếc áo quá rộng
![]() | Một số cuộc thi người đẹp: Bệnh cũ tái phát |
![]() | Vẻ đẹp… “chui” |
![]() |
Ngập tràn các cuộc thi nhan sắc. Chưa bao giờ người ta thấy nhan sắc được đem đi thi thố nhiều đến thế, nhưng cũng quá nhiều thị phi, điều tiếng xung quanh việc tuyển chọn, cách tổ chức và tai tiếng sau mỗi cuộc thi.
Từ thi nữ sinh thanh lịch ở các trường trung học phổ thông, tới thi hoa khôi các trường đại học. Rồi tiếp đó là thi hoa khôi ngành, hoa khôi vùng, hoa khôi cấp huyện, cấp tỉnh. Cao hơn nữa là thi hoa hậu toàn quốc, khu vực, quốc tế.
Các cuộc thi mở rộng tới nhiều đối tượng, tất nhiên là những ai phù hợp với tiêu chí đều có quyền tham gia. Nhưng điều đáng nói là, có nên tổ chức quá nhiều cuộc thi nhan sắc thu hút các bạn trẻ? Khi mà công việc chính của họ là học tập, tạo dựng tương lai chứ không phải là chú tâm, bằng mọi giá phải thi thố nhan sắc và đạt kết quả.
Hơn thế, có một nghịch lý là chất lượng giáo dục càng thấp, thì thi thố nhan sắc càng diễn ra nhiều. Dường như người ta đã quá coi trọng vẻ đẹp bên ngoài, xem nhẹ cái đẹp trong tâm hồn? Bằng chứng là, trong quá nhiều cuộc thi, ở cả phần thi ứng xử, cho đến giao tiếp bên ngoài sân khấu, rất nhiều thí sinh đã cho thấy một sự ngô nghê đáng thất vọng. Một sự hổng kiến thức, kỹ năng sống “không hề nhẹ”!
Và sau đó nữa là sự kỳ vọng. Người ta kỳ vọng, một khi đã là người của công chúng, thì phải làm được những điều tốt đẹp để cống hiến cho xã hội. Xin thưa, đó là một áp lực khủng khiếp.
Thực chất, dư luận xã hội đã khoác cho các người đẹp chiếc áo của hào quang, của danh hiệu quá rộng, quá cỡ với các em. Các em làm sao đã đủ sức để lấp đầy những lỗ hổng, làm sao có thể lớn quá nhanh để mặc vừa! Các em cần thêm nhiều thời gian, công sức để bồi dưỡng, đào tạo và truyền lan giá trị.
Tiến sĩ Trần Thành Nam, trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, lợi ích từ những cuộc thi chính là để giúp các em tu rèn kỹ năng sống. Chính vì thế, ông Nam kiến nghị, thay vì ồ ạt tổ chức nhiều cuộc thi nhan sắc, nên quan tâm hơn đến các cuộc thi về kiến thức để thúc đẩy sáng tạo. Nhưng hiện nay, dường như người ta đã quá chú tâm đến độ dài của đôi chân và cái vòng eo.
Không ít bạn trẻ tham gia thi nhan sắc, từng nói rằng cái đẹp phải mang đi thi thố người ta mới biết đến. Và một quan niệm thật sự sai đã ăn sâu vào không ít người, đó là tư tưởng “hồng nhan bạc… tỷ”. Cứ đi thi và đăng quang, là kiểu gì sau đó cũng được săn đón, mời mọc, được ký hợp đồng và có tiền, trở nên giàu có.
Sự ồn ào về các cuộc thi, chung quy lại đều cho thấy một điều, là chiếc vương miện đã được gắn rất nhiều toan tính và quá ít người đội vừa nó. Nói cách khác, như không ít chuyên gia, thì họ không xứng đáng với chiếc vương miện lung linh, đúng ra là hiện thân của một giá trị, một vẻ đẹp được hội tụ từ Công-Dung-Ngôn-Hạnh.
Xét đến cùng, nền tảng gia đình và nỗ lực của các cá nhân là quan trọng. Nếu nền tảng gia đình lỏng lẻo, không nghiêm khắc, cộng với sự dễ dãi của nhà tổ chức thì sẽ sinh ra rất nhiều cuộc “đãi đậu tìm hoa hậu” nhiều tai tiếng, phản cảm.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
