Giao dịch cổ phiếu cho mẹ... thành con
Điển hình mới đây, hội đồng quản trị công ty Thaiholdings đã quyết định thâu tóm 66% cổ phần của tập đoàn Thaigroup. Tổng số tiền chi ra đợt này lên đến 3.300 tỷ đồng, huy động từ các cổ đông từ sàn chứng khoán.
Đáng chú ý hơn, Thaigroup trước đó chính là công ty mẹ của Thaiholdings, khi ấy Thaigroup đã chuyển nhượng lần lượt 4,6 triệu, 2 triệu và hơn 3,52 triệu cổ phiếu Thaiholdings cho ông Nguyễn Đức Thụy, ông Nguyễn Chí Kiên và ông Vũ Ngọc Định với mức giá 10.000 đồng/cổ phần. Sau khi hoàn tất thương vụ thâu tóm 66% cổ phần Thaigroup, Thaiholdings đổi vai và từ "công ty con" thành "công ty mẹ" của Thaigroup.
Rõ ràng, giao dịch tài chính mang tính “nội bộ” này gây ra một số hoài nghi về mục tiêu, trong đó phương cách này có thể xem hiện thực hóa mục tiêu thoái vốn của các cổ đông tại công ty mẹ Thaigroup, bằng cách sử dụng thành viên Thaiholdings vốn chỉ mới được niêm yết trên sàn hôm 19/6/2020. Giá cổ phiếu THD của Thaiholdings hiện đang ở mức giá khá cao: hơn 31.000 đồng/cổ phiếu - mức đủ hấp dẫn để huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài.
Các giao dịch mua bán cổ phiếu giữa “mẹ - con” không phải là hiếm. Ngược lại quá khứ vào năm 2012, cả 3 công ty con của Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Gilimex (GIL) đã thực hiện mua vào hơn 2,7 triệu cổ phiếu GIL. Với việc mua vào này, tổng số cổ phần do các công ty con của Gilimex nắm giữ tính đến 30/6/2012 lên tới gần 2,73 triệu cổ phần, tương đương 20,5% vốn điều lệ của Gilimex.
Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) từng công bố kế hoạch dùng công ty con là Vinaphill để mua gần 16,92 triệu cổ phiếu CII. Sự kiện này gây “sốc” khi đó vì giới đầu tư đặt ra nghi vấn việc hội đồng quản trị CII lập công ty con chỉ để mua lại 15% cổ phiếu của chính mình và tổng giám đốc của CII cũng là Chủ tịch hội đồng quản trị VinaPhill.
Hay vào 2013, công ty con của Tập đoàn Kinh Đô (KDC) là Kinh Đô Bình Dương đã bán toàn bộ 13 triệu cổ phiếu công ty mẹ. Điều ngạc nhiên, lượng cổ phiếu này chính Kinh Đô Bình Dương mua vào cách đó chỉ 4 tháng. Khoản lợi nhuận từ giao dịch này của Kinh Đô Bình Dương được hạch toán vào lợi nhuận của chính công ty mẹ.
Theo các chuyên gia tài chính, giao dịch này có thể xếp vào dạng mua bán cổ phiếu quỹ để thu lợi nhuận mà ở đó, thay vì dùng chính tiền của công ty mẹ để mua vào thì kế hoạch được thực hiện thông qua công ty con.
Nhìn chung, các giao dịch mua bán lẫn nhau trong nội bộ nhóm công ty ngoài mục đích tái cơ cấu, cấu trúc sở hữu, thì đó còn là công cụ để giúp một nhóm cổ đông thu được lợi ích tài chính không nhỏ. Đồng thời còn giúp cho giá trị doanh nghiệp có thể tăng “ảo” nhờ vào mức giá chào mua và nguồn cầu cổ phiếu được đẩy lên.
Để hạn chế các giao dịch mua bán giữa công ty mẹ - con ngày càng biến tướng, Luật Doanh nghiệp 2014 đã chính thức cấm các công ty con đầu tư, mua cổ phiếu của công ty mẹ. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn còn lỗ hổng khi chỉ cấm việc các bên sở hữu chéo trực tiếp, còn việc sở hữu chéo gián tiếp thì pháp luật không có quy định. Không có quy định nghĩa là doanh nghiệp được tự do thực hiện những gì mà pháp luật không cấm thì việc sở hữu chéo gián tiếp vẫn diễn ra. Vì vậy thời gian tới, các nhà làm chính sách cần khắc phục hạn chế này để giúp thị trường tài chính hoạt động minh bạch hơn.
Tin liên quan
Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Tím lịm vì... không ai bán

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm
