agribank-vietnam-airlines

Giá đắt khi dùng ảnh miễn phí

Hoàng Anh
Hoàng Anh  - 
Việc sử dụng hình ảnh trên mạng vào tác phẩm nghệ thuật của không ít người ở nước ta hiện nay rất vô trách nhiệm, bộc lộ sự cẩu thả, thiếu sự đánh giá về độ xác thực, nội dung và nguồn gốc, xuất xứ của bức ảnh...
aa
Cất cánh với “Cánh diều 2016”
Vết gợn tranh, ảnh

Hiện nay, mạng internet phát triển không ngừng đã giúp ích rất nhiều cho con người, trong đó có những người làm nghệ thuật. Chỉ cần vào một trang mạng tìm kiếm thông tin, hình ảnh được ưa dùng như Google, Yahoo... thì trong tích tắc kết quả đã đến với người sử dụng. Tuy nhiên từ đây, việc lấy hình ảnh trên mạng đưa vào phim, sách... ở nước ta dẫn đến những sai sót nghiêm trọng, đồng thời dấy lên sự phản cảm, tạo nhiều bức xúc trong dư luận.

Giá đắt khi dùng ảnh miễn phí
Chân dung nhân vật lịch sử (bên trái) trong phim Dạ cổ hoài lang biến thành… di ảnh

Gần đây, dư luận xôn xao với việc trong phim “Dạ cổ hoài lang” (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) vừa ra rạp đã mắc sai sót lớn khi dùng ảnh bà Tống Mỹ Linh (phu nhân của Tưởng Giới Thạch) lấy trên mạng ghép với nhân vật trong phim để làm ảnh thờ. Từ sự việc này tiếp tục cho thấy, việc sử dụng hình ảnh trên mạng vào tác phẩm của không ít tổ chức, cá nhân thời gian qua rất bừa bãi, cẩu thả và thiếu trách nhiệm.

Ngược dòng thời gian, đã có rất nhiều trường hợp lấy ảnh trên mạng dẫn đến sai sót từng làm nóng dư luận và khiến tất cả ngỡ ngàng. Điển hình tại Ngày thơ Việt Nam 2017 diễn ra tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) hồi rằm tháng Giêng, dọc lối vào là “Con đường thi nhân” thì có một pano giới thiệu về nhà thơ Hàn Mặc Tử, nhưng với những ai yêu thơ thi sĩ tài hoa bạc mệnh họ Hàn đã phát hiện gương mặt trên pano lại là nhà thơ Yến Lan.

Sau sự việc này, Ban tổ chức Ngày thơ Việt Nam 2017 đã có cuộc họp khẩn và cho báo giới biết, nhóm thực hiện in pano đã tìm ảnh trên mạng, do thời gian gấp gáp và thi công vào buổi tối nên việc kiểm soát hình ảnh khó khăn dẫn tới việc “râu ông này cắm cằm bà kia”.

Tương tự, trong lĩnh vực xuất bản, đến nay nhiều người vẫn nhớ việc một NXB lấy hình ảnh nghệ sĩ Công Lý trên mạng để in trang bìa, nhưng quá trình photoshop bức ảnh nghệ sĩ Công Lý trên bìa sách hết sức phản cảm với tạo hình “khoe thân”.

Cuối cùng, cuốn sách có bìa phản cảm nghệ sĩ Công Lý bị dừng lưu hành, cơ quan chức năng ngành xuất bản đã ra quyết định phạt hành chính đơn vị xuất bản cuốn sách này với nhiều lỗi khác nhau, tổng hợp số lỗi thì NXB phải nộp phạt cả trăm triệu đồng.

Ngoài ra, trong cuốn sách “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn từng có mặt các kệ sách trên toàn quốc bị phát hiện hình tác giả in trong lá cánh bìa 1 không phải là Lê Quý Đôn mà là…Nguyễn Trãi. Đơn vị xuất bản cho biết biên tập viên đã tìm hình ảnh từ trên mạng nhưng không đủ kiến thức để phân biệt đâu là Lê Quý Đôn và đâu là Nguyễn Trãi tạo sai sót nghiêm trọng. Cũng một trường hợp làm dậy sóng dư luận liên quan đến việc dùng hình ảnh trên mạng vào tác phẩm nghệ thuật, cụ thể là sách.

Hoặc năm ngoái, cộng đồng mạng bất ngờ “tố” cuốn sách ảnh “150 năm hình bóng Sài Gòn” do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2015, tác giả Tam Thái đã sử dụng ảnh chế từ trên mạng. Theo đó, trong cuốn sách có bức ảnh thứ hai mô tả chiếc thang quá đầy đã bị người dùng chân đạp văng ra khiến một số người rơi tự do... là hình ảnh cắt ghép ở trên mạng. Trước sơ suất nghiêm trọng trong cuốn sách, đơn vị xuất bản cuốn sách đã yêu cầu người biên tập và tác giả Tam Thái giải trình, đồng thời nhà xuất bản tạm dừng phát hành cuốn sách trên toàn quốc.

Quay lại sự việc gần đây nhất, phim “Dạ cổ hoài lang” có cảnh ông Tư Lành (diễn viên Hoài Linh) khóc, nắm tay vợ trước khi bà qua đời. Diễn viên đóng vai vợ ông Tư là Ngọc Hiệp. Tuy nhiên, ảnh thờ không phải gương mặt của nữ diễn viên Ngọc Hiệp mà là gương mặt của một người phụ nữ khác, đó chính là hình ảnh bà Tống Mỹ Linh (phu nhân của Tưởng Giới Thạch).

Từ hình ảnh vô lối này, khán giả vô cùng bức xúc với ê-kíp thực hiện bộ phim vì đã sử dụng ảnh một cách cẩu thả đến khó tin. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sau đó cho biết nhóm thiết kế đã dùng hình mặt diễn viên Ngọc Hiệp áp vào 1 khung hình có ảnh thờ mà họ tìm trên mạng, đã qua chỉnh sửa photoshop và đó chính là ảnh bà Tống Mỹ Linh. Điều này có nghĩa tổ thiết kế đã tìm ảnh cho phim từ trên mạng và dẫn đến một sai sót rất khó chấp nhận.

Từ những vụ việc trên cho thấy, việc sử dụng hình ảnh trên mạng vào tác phẩm nghệ thuật của không ít người ở nước ta hiện nay rất vô trách nhiệm, bộc lộ sự cẩu thả, thiếu sự đánh giá về độ xác thực, nội dung và nguồn gốc, xuất xứ của bức ảnh. Quan trọng hơn cả, các sự việc trên cho một số người đang có tính ỷ lại, lười biếng và phụ thuộc khi “cậy nhờ” vào các trang mạng tìm kiếm trên internet.

Theo ông Bùi Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả: “Không thể lấy những hình ảnh “trôi nổi” trên mạng rồi đưa vào tác phẩm của mình được. Cách làm như vậy là không ổn”!

Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data