agribank-vietnam-airlines

Ghi nhận từ một trại sáng tác

Trần Trung Sáng
Trần Trung Sáng  - 
Từ 2/4 đến 15/4/2016, tại nhà sáng tác TP. Đà Lạt, Liên hiệp các Hội VHNT TP. Đà Nẵng đã tổ chức Trại sáng tác VHNT năm 2016. 
aa

Tham dự trại lần này, có 15 trại viên thuộc các bộ môn văn học, âm nhạc, nghiên cứu dân gian... Đây cũng là lần thứ 3 kể từ 10 năm gần đây, Liên hiệp các Hội VHNT TP. Đà Nẵng tổ chức Trại sáng tác VHNT tại thành phố ngàn hoa.

Ghi nhận từ một trại sáng tác
Buổi giao lưu giữa hai Hội VHNT Đà Nẵng và Đà Lạt

Từ hai công trình nghiên cứu

Nghiên cứu Đà Nẵng xưa qua tư liệu thơ chữ Hán của nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Thân (Hội văn nghệ dân gian TP. Đà Nẵng) là công trình mới nhất góp phần quan trọng trong việc sưu tập, xây dựng kho dữ liệu thơ chữ Hán về Đà Nẵng.

Nội dung tác phẩm tập trung vào vấn đề văn bản học thơ chữ Hán về Đà Nẵng, trong đó, tác giả dẫn rõ danh mục thư tịch chữ Hán (Nôm) liên quan về Đà Nẵng, phản ánh các phương diện của Đà Nẵng đương thời, từ diện cách địa lý, lịch sử, tài nguyên, phong cảnh, kinh tế, phong tục tập quán, nhân vật...

Đặc biệt, ở phần hình ảnh thiên nhiên Đà Nẵng trong thơ chữ Hán không chỉ phác họa lên bức tranh thiên nhiên mà còn cả diện mạo xã hội, hình ảnh kháng chiến chống Pháp của Đà Nẵng xưa... Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Thân cho biết: Lâu nay người ta khai thác tư liệu về Đà Nẵng chủ yếu ở các bộ sử tịch hay những văn bản Hán Nôm bằng các dạng văn như văn bia, gia phả, địa bạ, sắc phong, hương ước... mà thường chưa quan tâm đến tư liệu thơ chữ Hán.

Có lẽ là do thơ chữ Hán mãi nằm rải rác trong các bộ tổng tập, hay tuyển tập và thi tập đơn biệt của các tác giả Hán Nôm. Tra sưu và lập phiếu tư liệu về chủ đề như vậy thường mất rất nhiều thời gian, mà đôi lúc “hiệu ích” mang lại không cao. Song việc sưu tập, xây dựng kho dữ liệu thơ chữ Hán về Đà Nẵng để góp thêm tư liệu nghiên cứu về Đà Nẵng là việc rất cần thiết và có ý nghĩa lâu dài.

Nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm tham gia trại lần này không phải với thơ mà là một tác phẩm nghiên cứu văn hóa “ Đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của từ ngữ địa phương trong tục ngữ, ca dao Quảng Nam”.

Thông qua đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của từ ngữ địa phương trong tục ngữ, ca dao, tác giả đi sâu nghiên cứu quá trình tiếp biến của tục ngữ, ca dao Quảng Nam từ nguồn ca dao đã được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc thông qua những người “lưu dân” đi “khai hoang lập ấp” tại vùng đất mới Quảng Nam từ năm 1307 đến nay.

Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, tác giả xác định danh mục các từ ngữ địa phương Quảng Nam làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo, đối chiếu với tiếng địa phương các vùng khác và với tiếng toàn dân. Đồng thời, qua xác định bản sắc văn hóa Quảng Nam góp phần giáo dục tính nhân văn và lòng tự hào về truyền thống văn hóa của người Quảng, đất Quảng.

Đến các đề tài mang tính khám phá

Nhà văn trẻ Đình Hiệp qua tác phẩm “Con trai bà thợ may”, bao gồm 12 truyện ngắn mới nhất của anh. Mặc dù, cũng với những đề tài gần gũi, quen thuộc như: Qua đò, Chuông chùa nổi gió, Nghẹn nước mắt quê, Con đò nước, kẻ bại trận, Người tình lạ... nhưng tác giả Đình Hiệp đã thể hiện khá thành công một phong cách viết trẻ trung, một góc nhìn mới lạ về tình yêu, cuộc sống.

Trong đó, đáng chú ý, truyện ngắn “Lá thư người lính biển” có thể được xem là một trong những truyện ngắn khá xúc động, gợi cho người đọc nhiều nghĩ suy với những cảm xúc thờ ơ, lãng quên về biển... cho đến khi nhận ra “con sóng không còn vỗ vào bờ nữa”.

“Chiếc sừng tê giác” là tên gọi truyện dài của nhà văn Trần Trung Sáng hoàn thành tại trại viết lần này. Nội dung tác phẩm là câu chuyện kể về món quà “chiếc sừng tê giác” của một gia đình ăn xin tại một làng quê Quảng Nam tặng cho đứa con gái nuôi (sau khi trả đứa con lại cho gia đình cha mẹ ruột vốn giàu có), với mục đích làm kỷ vật gia bảo để cứu những người bệnh tật hiểm nghèo.

Thế nhưng, từ đó, vật gia bảo ấy đã tình cờ đẩy đưa người con gái ngây thơ lớn lên cùng với số phận thăng trầm của những diễn biến thời cuộc, bên cạnh biết bao cạm bẫy, lòng tham và tội ác... Truyện cũng là lời cảnh báo trước thảm họa những động vật quý hiếm đang bị đe dọa diệt chủng.

Về mảng thơ, cũng như phần lớn các trại sáng tác khác, trại viết lần này hoàn thành một lượng tác phẩm khá phong phú với 7 tác phẩm của 7 tác giả thơ. Đó là: Bài ca bên dãy núi răng cưa (tập thơ Đinh Thị Như Thúy), Thơ 4 câu (tập thơ Mai Hữu Phước), Cao nguyên tình yêu (tập thơ Nguyễn Nho Thùy Dương), Tiếng gọi thẳm sâu (Trường ca Nguyễn Đức Chữ), Một ngày là 100 năm (tập thơ Lê Anh Dũng), Câu thơ phía chân trời (tập thơ Vạn Lộc), Giữa rừng nghe chim hót (tập thơ H’Man).

Phần lớn những tác phẩm của các nhà thơ đều được viết nên từ những cảm xúc trong thời gian tham gia thực tế tại TP. Đà Lạt sương mù thơ mộng, nên chủ đề thường hướng về tình yêu đôi lứa với thiên nhiên, lá hoa, cây cỏ... “Mimoza cứ hững hờ/ Thương như mắc nợ bao giờ dám quên/ Dã quỳ ai đã đặt tên/ Nhuộm trời Đà Lạt trăng đêm cũng vàng/ Một mình em cõi mênh mang/ Mai về phố biển ngổn ngang sóng đời” (Em từ biển mặn/ thơ Nguyễn Nho Thùy Dương).

Hoặc: “Em đã đến giữa ngàn thông chợt gió/ Nắng rực vàng cỏ biếc hát vu vơ/ Giấc mơ nào cũng thêm hương sắc/ Ước chi ta, thêm lần nữa dại khờ...”(Ước/ thơ Mai Hữu Phước). Và: “Lên rừng thông xuống đồi thông/ Nắng treo trong lá chiều hồng qua cây/ Ở đây trời thấp thật đầy/ Lòng xưa bỗng gặp một ngày trong veo”... (Giữa thông ngàn/ thơ Vạn Lộc).

Trần Trung Sáng

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data