agribank-vietnam-airlines
Hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021)

Ghi dấu cùng hành trình phát triển Thủ đô kháng chiến

Hoa Hạ - Tuấn Ngọc
Hoa Hạ - Tuấn Ngọc  - 
Những nền tảng 70 năm qua là điểm tựa để NHNN chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cùng các TCTD trên địa bàn bước tiếp trên những chặng đường.
aa

Chúng tôi về Tuyên Quang vào một ngày cuối xuân. Đi giữa mênh mông núi rừng và sắc đỏ của những lá cờ sáng rực mà người dân vùng căn cứ cách mạng luôn treo trước nhà như một niềm tự hào về một Thủ đô kháng chiến năm nào, lại càng ghi tạc nơi đây không chỉ là cội nguồn cách mạng của cả nước mà còn là cội nguồn của ngành Ngân hàng Việt Nam.

Còn nguyên đó lán Hang Bòng lịch sử ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) mở đầu cho một chặng đường hào hùng của Ngành trong dòng chảy lịch sử và phát triển của đất nước. Mà hành trình hoạt động và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang - nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang 70 năm qua là một minh chứng sinh động.

ghi dau cung hanh trinh phat trien thu do khang chien
Ngày 9/01/2020, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh, thừa ủy quyền Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho tập thể NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Góp sức viết tiếp trang sử vàng

Lần giở lại những trang sử của Ngành trên địa bàn, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Trịnh Ngọc Tuấn cho biết, sau khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, Ngân hàng Quốc gia cấp liên khu và cấp tỉnh trong toàn quốc lần lượt được ra đời; trong đó, Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang được thành lập vào tháng 6/1951, đồng chí Nguyễn Gia Hạc, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy huyện Hàm Yên được bổ nhiệm làm Trưởng Ngân hàng Quốc gia tỉnh. Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo chỉ đạo của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng thời là một cơ quan tham mưu của cấp ủy và chính quyền địa phương về thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng của Đảng và Nhà nước ở địa phương.

Sau kháng chiến chống thực dân, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Tuyên Quang thực hiện củng cố lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, nâng cao chất lượng tín dụng và các mặt nghiệp vụ khác; đồng thời, vừa tham gia phục vụ chiến đấu và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam, nhiều cán bộ Ngân hàng Tuyên Quang đã tình nguyện đi chiến đấu và phục vụ công tác kinh tài ở chiến trường miền Nam trong đó có những đồng chí đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ.

Hòa bình lập lại, mở ra một giai đoạn mới trong kiến thiết phát triển đất nước. Ngày 27/12/1975, Quốc hội khóa V đã phê chuẩn hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên. Chi nhánh NHNN tỉnh Hà Tuyên cũng được thành lập giai đoạn đầu đặt trụ sở tại thị xã Hà Giang. Đến khi xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc, trụ sở chuyển về cùng địa điểm với Ngân hàng thị xã Tuyên Quang. Tháng 5/1990, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng thương mại và Hợp tác xã tín dụng có hiệu lực thi hành, chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp thành 2 cấp. Cùng khoảng thời gian đó, năm 1991 tỉnh Tuyên Quang được tái lập đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của ngành Ngân hàng nói chung và tại Tuyên Quang nói riêng. Từ đây, NHNN tỉnh Tuyên Quang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Tuyên Quang đã dần được hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các ngân hàng chuyên doanh thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, có tư cách pháp nhân và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Cùng với tiến trình đổi mới rồi hội nhập của đất nước, NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã thực sự trở thành cánh tay nối dài của Thống đốc NHNN trên địa bàn góp phần triển khai có hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng, đưa hệ thống TCTD đã không ngừng lớn mạnh, thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới kinh tế đất nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Từ khởi điểm ban đầu là một Chi nhánh ngân hàng nhỏ với gần 30 cán bộ và 5 phòng, đội trực thuộc, đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 1.500 cán bộ, nhân viên, với sự hiện diện của 8 ngân hàng (bao gồm các loại hình NHTM Nhà nước, NHTM tư nhân, Ngân hàng Chính sách xã hội), 15 chi nhánh và trên 50 phòng giao dịch được trải rộng khắp địa bàn toàn tỉnh, đến nay, 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có cán bộ, nhân viên ngân hàng trực tiếp phục vụ.

ghi dau cung hanh trinh phat trien thu do khang chien
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Điểm tựa phát triển kinh tế của tỉnh

Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Trịnh Ngọc Tuấn cho biết, là cơ quan quản lý nhà nước, giữ vai trò làm đầu mối chỉ đạo, điều hành hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn tỉnh, cái khó của NHNN tỉnh là vừa điều hành hiệu quả các cơ chế chính sách về tiền tệ, ngân hàng của Chính phủ, của Thống đốc NHNN vừa phải lồng ghép để các chính sách giúp tối ưu hóa mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đặc biệt, thấu hiểu những khó khăn thách thức của một tỉnh miền núi, NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo các TCTD mở rộng huy động, tập trung vốn đầu tư cho các lĩnh vực đột phá của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Riêng tín dụng qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 3.012,3 tỷ đồng (chiếm 16% tổng dư nợ) đã giúp 92.375 hộ gia đình được vay vốn ưu đãi qua 18 chương trình tín dụng ưu đãi.

Cùng với đó là sự vào cuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các TCTD trên địa bàn. Đến 31/3/2021, tổng nguồn vốn trên địa bàn là: 28.848 tỷ đồng, tăng 688 lần so với năm 1991, tổng dư nợ là 19.637 tỷ đồng, tăng gấp 668 lần so với năm 1991 (thời điểm tái lập tỉnh), trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 65% đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của các thành phần kinh tế tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng nông thôn mới…

Là một ngành giữ vai trò huyết mạch nền kinh tế, những điều hành triển khai chính sách của NHNN nói chung và NHNN tỉnh Tuyên Quang nói riêng không chỉ đúng, đủ góp phần khơi thông các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh mà hơn thế là cái tình với quan điểm rõ ràng trong chỉ đạo điều hành của chi nhánh NHNN cũng như tâm tư của các TCTD, đó là cộng sinh cùng người dân và doanh nghiệp trong hành trình phát triển. Điều này có thể thấy rõ qua các Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp đã triển khai gần chục năm qua, ở đó, NHNN tỉnh cùng các TCTD chủ động tháo gỡ khó khăn về vốn cũng như điều kiện tiếp cận tín dụng để doanh nghiệp vượt khó, phát triển không bị bỏ lại phía sau trong hành trình phát triển kinh tế đất nước. Mà đỉnh cao của mối quan hệ đó có thể cảm nhận rất rõ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 từ tháng 3/2020.

Từ sự chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, NHNN tỉnh đã cùng các TCTD kịp thời đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp, dự án có tiềm năng phát triển, đồng thời hỗ trợ kịp thời cho các khách hàng khó khăn bằng chính nguồn lực của mình. Đến 28/2/2021, nguồn vốn toàn hệ thống đạt 28.649 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 14%/năm; dư nợ cho vay đạt 19.466 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 10%/năm; tỷ lệ nợ xấu là 0,08% tổng dư nợ. Doanh số cho vay từ đầu năm 2020 đến nay đạt 27.352 tỷ đồng cho trên 50.000 lượt khách hàng vay vốn. Các TCTD đã thực hiện hỗ trợ cho 2.010 khách hàng với số dư nợ 3.578 tỷ đồng, trong đó thực hiện các biện pháp hỗ trợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN: cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc cho 1.062 khách hàng, với số tiền 355 tỷ đồng; miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ cho 18 khách hàng có dư nợ được miễn, giảm lãi là 96 tỷ đồng, số tiền lãi được miễn, giảm 250 triệu đồng...

An sinh xã hội của tỉnh thêm củng cố từ các hoạt động từ thiện, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn hàng năm của các TCTD. Riêng năm 2020, ngành Ngân hàng Tuyên Quang đã đóng góp hơn 30 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội tại địa phương.

Những nền tảng 70 năm qua là điểm tựa để NHNN chi nhánh tỉnh Tuyên Quang cùng các TCTD trên địa bàn bước tiếp trên những chặng đường. Đặc biệt, sự chủ động tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh như: Kế hoạch thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch giảm nghèo bền vững; Kế hoạch xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu sẽ gắn chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ hơn nữa với đường hướng phát triển kinh tế của tỉnh, từ đó có thể thẩm thấu sâu hơn vào đời sống phát triển kinh tế - xã hội, đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững trong các tỉnh miền núi phía Bắc.

Hoa Hạ - Tuấn Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Để có được mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, của Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến, các họa sĩ, trong đó có họa sĩ Nguyễn Huyến - người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải làm việc miệt mài quên cả trưa tối, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data