agribank-vietnam-airlines

Gặp người lính đặc công năm xưa

Lê Tâm
Lê Tâm  - 
Ông kể “Những lần ở tù, địch luân chuyển tôi khắp nơi. Ở Biên Hòa tôi bị chuyển 4 trại, ở Phú Quốc có tất cả 12 phân khu thì tôi cũng đều biết tất. Sau này ra trại tôi còn vẽ chi tiết sơ đồ nhà tù cho quân ủy của ta nghiên cứu”.
aa

Xuôi theo dòng Châu Giang uốn lượn, xanh xanh bãi lúa bờ dâu, tới ngã ba sông ở xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam, là căn nhà cũ rợp bóng cây của cựu binh Nguyễn Quốc Phượng. Chiếc cổng làm bằng những thanh sắt nhỏ khép hờ. Khoảng sân rộng nắng, một ông cụ cao gầy mặc bộ đồ màu xanh cốm đang miệt mài xẻ những thanh gỗ dài. Nghe tiếng chó sủa dồn, ông mới ngừng tiếng cưa tập tễnh bước ra gặp khách lạ.

Gặp người lính đặc công năm xưa
Cựu binh Nguyễn Quốc Phượng kể về những chiến tích một thời của mình

“Nếu hỏi Lê Văn Cường thì tôi từ chối luôn ở cổng đấy, có còn nhớ gì đâu mà kể, mọi thứ đã qua từ lâu rồi. Có lần cũng có một nhà báo tới đây hỏi, Lê Văn Cường là ai, tôi bảo, ở đây không có Lê Văn Cường, rồi họ quay về”, ông Nguyễn Quốc Phượng, bí danh Lê Văn Cường đùa thật thà với chúng tôi phút đầu gặp gỡ như thế. Nhờ có cô Đào, người bà con làng bên dẫn đường, chúng tôi đã được chia sẻ câu chuyện một cách hết sức cởi mở.

Ông Phượng sinh năm 1947, 16 tuổi đã làm công nhân cho nhà máy cơ khí Hồng Gai (Quảng Ninh). Ở đây ông được học sửa chữa ô tô và nguội cơ điện. Sau đó được cử sang Trung Quốc học ba tháng lái xe, rồi lại về phục vụ cho nhà máy.

Tháng 3/1967 có lệnh nhập ngũ, ông làm lái xe chở thực phẩm vào chiến trường. Một thời gian sau, ở đơn vị 164, ông tạm rời vô lăng, cầm súng, đánh giáp lá cà trận Mậu Thân ở Huế năm 1968. Xong trận chiến ác liệt đó, ông quay trở ra Bắc tập huấn rồi lại tiếp tục vào chiến trường.

Ông Phượng còn tham gia đánh nhiều trận khác như Cồn Chiên, Dốc Miếu, Ba Lòng, Đường 9, Điện Bàn, Duy Xuyên. Hồi đó ông là Đại đội trưởng của đội T8 đặc công, chuyên đánh các cao điểm theo lối mật tập, nghĩa là phải bôi trát, che kín toàn bộ người để hóa trang. Ở cao điểm 241 Quảng Nam, ông bắn liên tiếp 6 quả B41 đến chảy máu tai: “Lúc đó tai tôi ù đặc, bị thương cũng không biết đau, lúc mở mắt ra thì thấy mình đang nằm trong bệnh viện của bọn Mỹ rồi”, ông Cường chia sẻ.

Ở chốt cao điểm khốc liệt đó, khi chỉ còn lại một mình bất tỉnh với đôi tai ù đặc, máu rỉ ra vón cục, lính Mỹ phát hiện ra ông và đưa vào Bệnh viện Quy Nhơn nơi chúng quản lý. Sau hơn một tháng điều trị, có một cơ hội trốn thoát và ông đã không bỏ lỡ.

Ông nhớ “khi ấy có chiếc xe chở nước vào khu phía sau của bệnh viện, tôi giả vờ đi vệ sinh rồi lẩn trốn vào trong xe cầm lái chạy thẳng ra phía ngoài. Họ thấy một kẻ đang bị thương và tưởng rằng không thể lái được xe nên không đề phòng, thế là thoát nạn”.

Ra được bên ngoài, ông Phượng ẩn náu ở đồi Quy Nhơn chừng hai tháng. Suốt thời gian ngủ rừng, uống nước suối và chỉ mặc độc một cái quần cộc. Nguồn thức ăn thì ông lại gặp may, các hộp bơ, sữa, thịt của bọn Mỹ thả xuống, trôi xuôi theo dòng suối rất nhiều nên hầu như không bị đói. Một lần bơi qua sông, ông may mắn gặp được đơn vị của ta và nhập cùng.

Về Biên Hòa, ông sáp nhập vào đơn vị mới và tiếp tục chiến đấu. Trong trận đánh chiếm sân bay Biên Hòa, ông bị lộ và lại bị bắt vào nhà tù Biên Hòa do có chỉ điểm. Tại đây, ông nằm cùng với Nhà báo Bùi Á, Thượng tá Ba Sinh, rồi cả ông Trương Tấn Sang (bây giờ là Chủ tịch nước).

Ông khai mình tên Lê Văn Cường, quê ở Hà Nội để tránh bị tra khảo. Trong tù, ông dạy cho các tù nhân về chi tiết máy nổ, kiến thức có được khi còn làm công nhân ở Hồng Gai. Rồi dạy cả tiếng Nga cho họ, kết hợp với sinh hoạt chính trị.

Ông kể “Những lần ở tù, địch luân chuyển tôi khắp nơi. Ở Biên Hòa tôi bị chuyển 4 trại, ở Phú Quốc có tất cả 12 phân khu thì tôi cũng đều biết tất. Sau này ra trại tôi còn vẽ chi tiết sơ đồ nhà tù cho quân ủy của ta nghiên cứu”.

Một lần địch đem ông ra xét xử ở Tòa án binh Sài Gòn, hỏi: “chúng mày ăn gì mà hăng thế, mà trung thành thế? Như chúng tao đây sung sướng, tội gì như chúng mày phải khổ thế!”. Ông thẳng thắn trả lời: “Người Việt Nam chúng tao là phải trung thành, phải giữ được nước, đó là truyền thống từ xưa đến nay…”. “Tôi trả lời những câu chính nghĩa cho nên chúng không làm gì được”, ông Phượng nhớ lại. Cuối cùng chúng buộc phải đưa ông trở lại trại giam mà không có được bất kỳ thông tin gì.

Tháng 3/1973, Hiệp định Pari được ký kết, ông được tự do và trở về quê hương. Sau này bạn tù của ông, những người đã trải qua thời khắc sinh tử cùng nhau, coi nhau hơn cả ruột thịt.

Trở về với nhiều thương tích của những đòn tra tấn, từ một thanh niên to cao lực lưỡng, sức khỏe cựu binh Nguyễn Quốc Phượng giảm hẳn. Tuy thế, ông vẫn giữ được ý chí và sự kiên cường thời quân ngũ trong lao động sản xuất.

Ông từng được mời làm công an giữ gìn trật tự ở huyện, nhưng làm chưa được một năm thì xin về nhà kinh doanh. Khi nhu cầu vật liệu xây dựng trong dân lên cao, đón được xu thế mới, ông chuyển sang buôn bán gạch, xi măng, sắt thép. Tích góp tiền của, mua được xe tải chở vật liệu, có thêm nhiều việc để làm, thuê nhân công phụ giúp.

Tuy thế, ông vẫn lao động miệt mài, tham gia xây dựng bê tông hóa đường làng ngõ xóm, xây trường học, đổ mái bằng cho nhiều gia đình trong thôn. Hiện ông có cả một triền đê trồng cây gỗ sưa quý hiếm, đang ở độ lớn. Hàng ngày ông vẫn giúp con trai việc kinh doanh.

Đồng hành cùng với ông là người bạn đời hợp duyên từ trong chiến trường, bà chính là cô gái thanh niên xung phong năm nào mở đường cho “xe anh ra mặt trận”. Kết quả của cuộc tình đẹp ấy là ba người con chào đời, một trai, hai gái. Các con bây giờ đều xây dựng gia đình và con cái đề huề, ông đã phần nào yên tâm.

Hiện giờ, ông Phượng đang sở hữu một bộ sưu tập dày dặn những giấy khen, bằng khen, huân chương kháng chiến.

Phó chủ tịch xã Trần Quốc Thắng tự hào: “Cựu binh Nguyễn Quốc Phượng chẳng những là người dũng cảm kiên cường trong kháng chiến, trở về với nhiều thương tích mang trong mình nhưng ông đã đóng góp rất lớn cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Ông và con trai đã hỗ trợ, tạo điều kiện về nguyên vật liệu cho việc bê tông hóa đường trong thôn, xã. Hiến tặng đất để mở rộng đường và nhiều việc làm ý nghĩa khác cho xã hội, trở thành điển hình trong xã và là tấm gương cho thế hệ sau học tập noi theo”.

Lê Tâm

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data