Đưa chủ quyền Hoàng Sa vào giảng dạy
![]() |
Ảnh minh họa |
Một giáo viên dạy môn lịch sử của một trường trung học tại Đà Nẵng chia sẻ, lâu nay, theo phân phối chương trình vẫn có tiết dạy lịch sử địa phương, giáo viên chủ yếu cung cấp và cho học sinh tìm hiểu về những nhân vật lịch sử là người Đà Nẵng có nhiều đóng góp, hoặc những chiến công của quân dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, còn dạy cho học sinh kiến thức về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thú thật ít người trong giáo viên lịch sử đề cập tới.
Để phổ biến những kiến thức lịch sử phổ thông này đối với các thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước, mà đặc biệt là học sinh ở 2 cấp phổ thông trung học và phổ thông cơ sở, ngay sau khi cuốn lịch sử Đà Nẵng được xuất bản vào giữa tháng 4/2015, Sở Giáo dục – Đào tạo TP. Đà Nẵng ban hành công văn hướng dẫn về việc tổ chức dạy sách này.
Dù vào thời điểm cuối năm học, nhưng việc cuốn Lịch sử Đà Nẵng chính thức được đưa vào giảng dạy tại các trường THCS, THPT ở Đà Nẵng đã đem đến nhiều hứng khởi cho giáo viên và học sinh.
Theo ông Trần Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Ngũ Hành Sơn, đây là một sự kiện mang tính thời sự nóng hổi nên khi có sách là lãnh đạo nhà trường cho Tổ Lịch sử giảng dạy ngay trong tuần đầu tiên của tháng 5/2015 để cung cấp cho học sinh những kiến thức về sự hình thành và phát triển của TP. Đà Nẵng, đặc biệt chú ý kiến thức về những bằng chứng lịch sử cho thấy việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
“Khi nghe tin Đà Nẵng đưa Hoàng Sa vào sách giáo khoa và giảng dạy trong chương trình chính khóa, giáo viên hết sức vui mừng vì có tài liệu chính thống và được phép nói về một điều trăn trở từ lâu. Cuốn sách Lịch sử Đà Nẵng là một tài liệu quý, không chỉ làm cho học sinh biết yêu thêm lịch sử quê hương, đất nước mà còn trau dồi tâm thế, thái độ trách nhiệm trước chủ quyền, độc lập, tự hào dân tộc” - Một cô giáo dạy môn lịch sử của Trường THPT Ngũ Hành Sơn chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Minh Hùng, Phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP. Đà Nẵng, chủ biên cuốn sách Lịch sử Đà Nẵng, cái tối thiểu nhất các học sinh cần nhớ là phải hiểu về lịch sử của thành phố, đất nước mình ở những thời điểm quan trọng nhất. Từ đó, các em mới có được sự tự hào, niềm tin vào tổ quốc, niềm tin vào thành phố, rồi mới nói đến làm gì để bảo vệ, phát huy giá trị của cha ông để lại.
Các em phải thấy được giá trị của một Hoàng Diệu, một Trần Cao Vân, Nguyễn Tri Phương... đã bỏ cả tài năng, xương máu cho đất nước này. Còn nếu không hiểu, không nắm bắt thì làm sao có thể tự hào về quê hương đất nước, làm sao mà gìn giữ, bảo vệ, đấu tranh được.
Đây là việc cần làm, giúp cho thế hệ trẻ định hướng được đâu là chủ quyền của Tổ quốc. Thiết nghĩ, không riêng Đà Nẵng, Bộ Giáo dục – Đào tạo cần biên soạn và đưa nội dung biển đảo Việt Nam vào chương trình lịch sử chính thống để giảng dạy, qua đó giúp các thế hệ học sinh hiểu thêm về những giá trị lịch sử của đất nước.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
