Điện Biên Phủ - cảm hứng bất tận trong nghệ thuật
![]() |
Bức tranh sơn mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng |
Dấu ấn trong văn học…
Không khó để nhận thấy, vùng đất Điện Biên – Tây Bắc và chiến thắng Điện Biên Phủ từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ ở nước ta cầm bút sáng tác. Trong buổi chiều 7/5/1954, khi nghe tin thắng trận thuộc về quân và dân ta, nhà thơ Tố Hữu đã lập tức sáng tác bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên sau này trở thành bản anh hùng ca về chiến thắng vĩ đại này.
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, bài thơ này nêu bật khí thế tưng bừng, diễn tả lại những năm tháng gian lao mà anh hùng và niềm vui chiến thắng vô bờ bến của quân dân ta, trong đó có những vần thơ đã chạm vào trái tim, cảm xúc của hàng triệu trái tim người con đất Việt: Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn!...
Nhắc đến những sáng tác văn học về Điện Biên, không thể không nhắc tới nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nhà văn này có tiểu thuyết Bốn năm sau nói về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở chiến trường Điện Biên Phủ sáng tác vào năm 1959 sau chuyến đi thực tế trở lại Điện Biên cùng các nhạc sĩ Văn Cao, Nguyễn Văn Tý...
Tiểu thuyết Bốn năm sau của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã phác họa những nét hồi sinh tại vùng đất chiến trường xưa, đồng thời gợi lên những ước mơ và cả những tâm tư của bao người một thời cầm súng chiến đấu làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Không chỉ có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu ở trên, nhắc tới sáng tác về Điện Biên còn có nhà văn tên Nguyễn Tuân với tác phẩm Sông Đà. Trong tác phẩm này, nhà văn Nguyễn Tuân có nhiều ghi chép, tùy bút như: Tây trang, dọn nhà lên Điện Biên, Phố núi, Xòe, nhật ký lên mèo, đường lên Tây Bắc… đã nói lên những trăn trở, suy tư trước, sau chiến thắng Điện Biên Phủ.4
Để có được những trang viết sống động, giàu chất nghệ thuật đó, Nguyễn Tuân đã phải trở về Điện Biên để sống, gần gũi với các gia đình quân nhân ở vùng Tây Bắc và cả nhân dân địa phương để có cái nhìn chân thực, khách quan nhất để viết về Điện Biên, về Tây Bắc.
Những ấn tượng trong hội họa
Đâu chỉ có những tác phẩm văn học – thể loại dùng ngôn ngữ viết để khắc họa những dấu ấn về chiến thắng Điện Biên Phủ, vùng đất Điện Biên. Quả là thiếu sót nếu bỏ qua những tác phẩm mỹ thuật (hội họa) về đất và người, chiến dịch Điện Biên Phủ mà các văn nghệ sĩ nước ta đã cho ra đời trong thời gian qua.
Đầu tiên phải kể đến một trong “tứ kiệt” nền hội họa hiện đại Việt Nam là danh họa Tô Ngọc Vân. Vào tháng 4/1954, khi chiến trường Điện Biên Phủ ác liệt nhất, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã lên đường ra mặt trận, hòa vào dòng người để đánh đuổi bọn thực dân. Tô Ngọc Vân đã trực tiếp tham gia và ghi lại không khí ác liệt của chiến trường cũng như sinh hoạt thường nhật của bộ đội ta ở Điện Biên qua các tác phẩm hội họa: Giáo viên dân tộc Thái, Cho ngựa ăn, Qua đèo, Qua suối, Trú quân…
Họa sĩ họ Tô hy sinh vào tháng 6/1954 trong trận đánh bom tàn ác của địch tại đèo Lũng Lô, tuy nhiên khi đồng đội mở chiếc cặp vẽ của ông mang theo bên mình vẫn có nhiều ký hoạ dọc đường rất đỗi ấn tượng: Hành quân qua suối, Lên đèo, Qua đèo Lũng Lô…
Và tất cả những tác phẩm trong sự nghiệp hội họa của Tô Ngọc Vân đến nay đã được Nhà nước trưng thu và lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam để nhắc nhớ cho công chúng về tình yêu tổ quốc, về sự anh dũng, kiên cường của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến đánh đuổi bè lũ ngoại bang xâm lược.
Đặc biệt hơn nữa, nền mỹ thuật nước nhà có họa sĩ Nguyễn Sáng (Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, năm 1996) có bức tranh sơn mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia (30/12/2013). Bức tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng đã khắc họa rõ nét không gian của buổi lễ là một góc chiến hào chật hẹp giữa thời khắc cam go giữa hai trận đánh.
Người lính được kết nạp Đảng (đầu quấn băng trắng) - nhân vật trung tâm của bức tranh tay cầm súng, mắt nhìn nghiêm nghị về phía lá cờ Đảng trên vách hào. Bên cạnh đó, các nhân vật khác trong bức tranh đều ở trạng thái chuyển động: có chiến sĩ đỡ đồng đội bị thương, chiến sỹ khác hối hả chạy ra trận, các nhân vật ở trung tâm bức tranh gắn kết với nhau bằng cái bắt tay đầy quyết tâm…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận định về bức tranh sơn mài Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng là “tác phẩm được rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đánh giá cao với đầy đủ các giá trị: giá trị lịch sử, giá trị thẩm mỹ và giá trị văn hóa”.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
