agribank-vietnam-airlines

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1

P.L
P.L  - 
Tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,58 điểm hay WB dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng lần lượt 5,5% và 6,0% trong 2 năm 2024 và 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 15/1.
aa
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 11/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 8-12/1
Điểm lại thông tin kinh tế
Điểm lại thông tin kinh tế

Tin trong nước

Thị trường ngoại tệ phiên 15/1, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.992 VND/USD, tăng tiếp 16 đồng so với phiên cuối tuần trước.

Giá mua USD được Sở giao dịch NHNN giữ nguyên niêm yết ở mức 23.400 VND/USD, trong khi giá bán USD được niêm yết ở mức 25.141 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá.

Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá đô-đồng chốt phiên với mức 24.472 VND/USD, giảm 27 đồng so với phiên 12/01.

Tỷ giá đô-đồng trên thị trường tự do tăng mạnh 120 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 24.870 VND/USD và 24.970 VND/USD.

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ngày 15/1, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND đi ngang ở hầu hết các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống ngoại trừ tăng 0,02 điểm phần trăm ở kỳ hạn 2 tuần so với phiên cuối tuần trước, cụ thể: qua đêm 0,20%; 1 tuần 0,30%; 2 tuần 0,57% và 1 tháng 1,28%.

Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD tăng 0,01 - 0,03 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn, giao dịch tại: qua đêm 5,09%; 1 tuần 5,22%; 2 tuần 5,31%, 1 tháng 5,40%.

Lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp giảm ở các kỳ hạn ngắn trong khi tăng nhẹ ở kỳ hạn 15 năm, chốt phiên ở mức: 3 năm 1,25%; 5 năm 1,45%; 7 năm 1,82%; 10 năm 2,22%; 15 năm 2,43%.

Nghiệp vụ thị trường mở hôm qua, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu 1.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất vẫn giữ ở mức 4,0%. Không có khối lượng trúng thầu, không có khối lượng lưu hành trên kênh này. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN và cũng không có khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Thị trường chứng khoán phiên hôm qua, các chỉ số từ lúc mở phiên vẫn giữ được sắc xanh đến gần cuối phiên, sau đó lực bán bất ngờ xuất hiện kéo cả 3 chỉ số giảm về dưới giá tham chiếu. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm nhẹ 0,58 điểm (-0,05%) về mức 1.154,12 điểm; HNX-Index sụt 2,76 điểm (-1,20%) còn 227,55 điểm; UPCoM-Index mất 0,29 điểm (-0,33%) xuống 86,61 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức thấp với giá trị giao dịch gần 14.200 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 32 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu số ra tháng 1/2024, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 và 2025 của Việt Nam. Cụ thể, GDP Việt Nam được dự báo tăng lần lượt 5,5% và 6,0% trong 2 năm 2024 và 2025, giảm 0,7% và 0,5% so với dự báo hồi tháng 6/2023.

Tin quốc tế

Ngân hàng Thế giới (WB) kiên định với dự báo kinh tế thế giới tiếp tục giảm tốc trong năm 2024. Trong báo cáo công bố cuối tuần trước, tổ chức này ước tính GDP toàn cầu năm 2024 tăng trưởng 2,4%, giảm tốc năm thứ 4 liên tiếp (không đổi so dự báo trước), nguyên nhân chính do tác động của lãi suất chính sách ở mức quá cao.

Trong số các nước phát triển, GDP Mỹ được dự báo tăng 1,6% trong năm nay (+0,8 điểm phần trăm), Eurozone tăng 0,7% (-0,6 điểm phần trăm) và Nhật Bản tăng 0,9% (+0,2 điểm phần trăm). Đối với các nước đang phát triển, WB dự báo GDP Trung Quốc tăng 4,5% trong năm nay (+0,1 điểm phần trăm), Ấn Độ tăng 6,4% (không đổi), Indonesia tăng 4,9% (không đổi) và Thái Lan tăng 3,2% (-0,4 điểm phần trăm).

Eurozone ghi nhận một số chỉ báo kinh tế quan trọng. Đầu tiên, sản lượng công nghiệp tại khu vực này giảm 0,3% so với tháng trước trong tháng 11/2023, nối tiếp đà giảm 0,7% của tháng trước đó và khớp với dự báo. So với cùng kỳ năm 2022, sản lượng công nghiệp Eurozone giảm 6,8%.

Tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu tại Eurozone đạt 252,4 tỷ EUR trong tháng 11/2023, giảm 4,7% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 11/2023 đạt 232,2 tỷ EUR, giảm 16,7% so với cùng kỳ. Theo đó, cán cân thương mại khu vực này thặng dư 14,8 tỷ EUR trong tháng 11, cao hơn mức thặng dư 11,1 tỷ của tháng 10 và đồng thời cao hơn mức 11,2 tỷ theo dự báo.

Tổ chức Rightmove khảo sát cho biết, chỉ số giá nhà tại nước Anh tăng 1,3% so với tháng trước trong tháng Một sau khi giảm liên tiếp 1,7% ở tháng 11/2023 và 1,9% ở tháng 12/2023. Nguyên nhân chính do nhu cầu mua nhà của người dân tăng trở lại, dù lãi suất thế chấp chưa có dấu hiệu suy giảm.

P.L
MSB Research

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data