agribank-vietnam-airlines

Đề xuất mua lại cổ phần Nhà nước đã bán ra tại ACV: Nguy cơ nguồn vốn đóng băng

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Trong gần một tháng qua, dư luận đặc biệt quan tâm tới đề xuất của Bộ Giao thông - Vận tải về việc mua lại tất cả các cổ phiếu giao dịch tự do của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (trên sàn UpCOM: ACV), biến doanh nghiệp này từ công ty cổ phần trở lại mô hình DNNN.
aa
Bloomberg: Bamboo Airways đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần vào 2020
Đẩy mạnh quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN
Đề xuất mua lại cổ phần Nhà nước đã bán ra tại ACV: Nguy cơ nguồn vốn đóng băng
Tỷ lệ sở hữu nhà nước quá lớn gây đóng băng nguồn vốn hóa tại các doanh nghiệp cổ phần

Đề xuất từ những bí bách cơ chế

Mặc dù mới đây Bộ Giao thông - Vận tải đã xác nhận lại đề xuất trên chỉ là một trong ba đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ trong quá trình hoàn thiện đề án xây dựng khu bay và việc mua lại cổ phiếu ACV sẽ không xảy ra cho đến năm 2025, nhưng thị trường vẫn có những ồn ào nhất định.

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), ngay sau khi có thông tin về việc Nhà nước mua lại cổ phiếu, giá cổ phiếu ACV giảm mạnh xuống mức thấp nhất là 67.000 đồng/cp và đóng cửa ở mức giá 71.000 đồng/cp (ngày 10/9). Liên tiếp một tuần sau đó, mức giá chỉ nhích lên 0,02 – 1,2 điểm phần trăm cho mỗi phiên giao dịch và tuột mất mốc 82.700 đồng/cp vào cuối tháng 8/2019.

Câu chuyện đề xuất Nhà nước mua lại cổ phiếu ACV của Bộ Giao thông - Vận tải xét đến cùng chỉ vì sau khi cổ phần hóa DN này bị bí bách về cách thức đầu tư các hạng mục hạ tầng hàng không. Bởi khi không còn là DN 100% vốn Nhà nước, ACV dù có trong tay nguồn tài chính hơn 20.000 tỷ đồng, nhưng không thể đầu tư nâng cấp các đường băng, đường lăn tại hai sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Theo nhận định của HSC, trong khi chờ đợi quyết định cuối cùng liên quan đến đề án khu bay, hiện nay ACV có thể sử dụng nguồn tiền từ doanh thu phí cất hạ cánh để sửa chữa đường băng tại hai sân bay lớn. Sau quá trình bảo dưỡng ACV có thể sẽ kết toán với Nhà nước và phần vốn còn thiếu (nếu có) sẽ được bù vào bằng ngân sách.

Ngoài ra, hiện nay Bộ Giao thông - Vận tải cũng đã chấp thuận để ACV phát hành cổ phiếu mới (cho cả cổ đông Nhà nước và ngoài Nhà nước) nhằm tăng vốn điều lệ.

Vì vậy các chuyên gia đầu tư tài chính cho rằng, khả năng đề xuất mua lại toàn bộ cổ phiếu giao dịch của ACV có thể sẽ không cần phải thực hiện vì một khi DN này phát hành thêm cổ phiếu, nhóm cổ đông Nhà nước sẽ đổi cổ phiếu mới lấy tài sản khu bay và vướng mắc đối với ACV sẽ được tháo gỡ. Tuy nhiên, câu chuyện đề xuất mua lại 100% cổ phiếu của ACV trong thời điểm này sẽ là một dấu hiệu cảnh báo đối với quá trình cổ phần hóa DNNN, đồng thời khơi dậy những bất cập mà thị trường vốn sẽ phải đối mặt.

“Tảng băng” vốn hóa cần lưu chuyển

Theo ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), câu chuyện Bộ Giao thông - Vận tải đề xuất mua lại vốn của ACV cho thấy khúc mắc của quá trình cải cách DNNN đang diễn ra. Việc cải cách DNNN bằng các phương án cổ phần hóa, thoái vốn đang diễn ra một chiều, hầu như mới chỉ “bán đi rồi thôi”, cái gì chưa bán thì còn đọng ở đấy, không mang lại hiệu quả. Đặc biệt, hiện nay phần vốn của Nhà nước trên thị trường chứng khoán chiếm khoảng 1/3 giá trị cổ phần trên thị trường, song gần như hoàn toàn “đóng băng”, chỉ khi nào bán ra thì xả một loạt, xong rồi đứng im không có mua bán, giao dịch.

Ghi nhận trên thị trường cho thấy, hiện nay đối với những DNNN đã niêm yết, do cơ cấu cổ đông cô đặc khiến cổ phiếu của nhóm DN này khó bùng nổ trên sàn chứng khoán. Nhìn nhận từ các tập đoàn lớn như PVN, EVN, PVGas, Sabeco, Habeco… hầu hết hoạt động bán vốn đều chỉ hướng đến cổ đông chiến lược, không tăng phần bán vốn cho cổ đông đại chúng nên quá trình cổ phần hóa diễn ra chậm chạp, phần vốn đã bán đưa vào thị trường hầu như “bất động”.

Từ trường hợp của ACV, nhiều chuyên gia đầu tư tài chính cho rằng, hiện nay Chính phủ đã lập ra Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với mục tiêu coi đây là một nhà đầu tư. Vì thế hoạt động mua đi bán lại nguồn vốn nhà nước cần phải được thực hiện như các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Theo đó, các khái niệm về “tài sản của kinh tế Nhà nước”, “tài sản Nhà nước để cho DNNN kinh doanh”, cũng như các cơ chế phân bổ nguồn lực quốc gia (là tài sản Nhà nước) cần phải được phân biệt, tách bạch rõ ràng trong mỗi thương vụ thoái vốn, cổ phần hóa để từ đó quyết định tỷ lệ thoái vốn hợp lý, kích thích được nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.

Khi đã bán vốn, cổ phần hóa thì cổ đông Nhà nước và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước cũng cần có thay đổi về cách nhìn nhận, giám sát để giải quyết những bài toán trước các cơ hội kinh doanh nhằm đầu tư vốn nhà nước hiệu quả và luân chuyển dòng vốn hóa trên thị trường chứng khoán.

Khó đạt mục tiêu cổ phần hóa DNNN

Theo CIEM, tính hết quý II/2019 mới có 35/127 DNNN trong danh mục được duyệt đã thực hiện cổ phần hóa, đạt tỷ lệ 27,5%. Do vậy, tiến độ cổ phần hóa các DN chưa đạt được kế hoạch đề ra và mục tiêu chung của tái cơ cấu là “DNNN có cơ cấu hợp lý hơn” là vẫn chưa đạt được.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp khi mà sự lo lắng của các nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, theo đó Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tích lũy 104%.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data