agribank-vietnam-airlines

Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
aa
Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Củng cố, phát huy vai trò chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu

Chỉ thị nêu rõ: Để tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư phát triển của các DNNN, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2025, nhất là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới, trong nước diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, đòi hỏi các DNNN phải thay đổi, ứng phó nhanh hơn, kịp thời hơn, thích ứng linh hoạt và hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Khu vực DNNN tiếp tục củng cố, phát huy vai trò chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế, góp phần xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là công cụ quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt, phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho Nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh, quốc phòng, đặc biệt bảo đảm an ninh năng lượng; bảo đảm cân đối lớn và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quan trọng cho nền kinh tế như điện, than, xăng dầu, hóa chất cơ bản...

Nhận biết, xác định rõ nhiệm vụ và sứ mệnh của DNNN là thúc đẩy cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, mạnh mẽ hơn nữa nhưng phải bền vững, góp phần thực hiện 02 mục tiêu chiến lược 100 năm; các DNNN phải tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong nền kinh tế, là lực lượng tiên phong dẫn đầu.

DNNN không chỉ dừng lại ở việc duy trì ổn định mà cần đổi mới tư duy, sáng tạo trong phương thức hoạt động, nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chỉ thị 09/CT-TTg nhấn mạnh tinh thần tư duy mới - động lực mới - sức mạnh mới và khuyến khích doanh nghiệp tận dụng công nghệ, chuyển đổi số và sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn.

Tập trung phát triển các công trình dự án kết cấu hạ tầng nhất là các dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, xây dựng, bảo đảm tiến độ thi công, tiến độ giải ngân vốn, phấn đấu vượt kế hoạch được giao, làm tiền đề để dẫn dắt, huy động nguồn vốn đầu tư xã hội.

Sáu lĩnh vực tiên phong

Chỉ thị yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty và các DNNN phải phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững; phải nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn với cách tiếp cận thực tiễn, phản ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với tình hình thực tế diễn biến rất nhanh. Theo đó, với tinh thần "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh", DNNN phải chủ động xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát triển doanh nghiệp, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước, trong đó tập trung tiên phong trong sáu lĩnh vực:

(1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị.

(2) Tiên phong trong đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược, nhất là xây dựng thể chế, đột phá về thể chế đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn.

(3) Tiên phong trong tăng tốc, bứt phá tăng trưởng, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho tăng trưởng, phát triển đất nước nhanh, bao trùm, bền vững.

(4) Tiên phong trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, trong đầu tư nghiên cứu và phát triển.

(5) Tiên phong tích cực tham gia thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội bảo đảm công bằng, tiến bộ, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển của đất nước, nhất là trong chương trình nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.

(6) Tiên phong tạo hàng hóa, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, nâng cao giá trị sản phẩm của đất nước, nâng cao vị thế của đất nước, tham gia dẫn dắt các cuộc chơi liên quan tới các chuỗi giá trị toàn cầu.

Hành động quyết liệt - Hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng

Để hiện thực hóa những mục tiêu đặt ra, Chỉ thị 09/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đồng hành chặt chẽ với DNNN, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách và hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

Trong đó, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ khẩn trương báo cáo Chính phủ phương án tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó lưu ý về vấn đề phân cấp phân quyền, công tác cán bộ, chính sách tiền lương, tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp... theo tinh thần là xem xét, đánh giá hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp, chấp nhận rủi ro; giao mục tiêu, không cầm tay chỉ việc, tạo thuận lợi để doanh nghiệp phát huy trí tuệ, năng động, tạo không gian cho doanh nghiệp sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trên cơ sở đó, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kinh tế -Tài chính của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa XV.

Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ nghiên cứu chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực then chốt như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh. Cụ thể, nghiên cứu triển khai đối với kiến nghị của các ngân hàng liên quan áp dụng bộ chuẩn mực Basel III, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sand box) với tinh thần là tạo không gian để sáng tạo và lấy hiệu quả để đánh giá.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rà soát, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để phấn đấu giảm lãi suất cho vay theo tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; rà soát, phân luồng đối tượng để cắt giảm thủ tục, điều kiện cho vay nhằm đẩy vốn tín dụng nhanh hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn, nhất là đối với những đề án, dự án, lĩnh vực tạo động lực cho tăng trưởng, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh; đồng thời bảo đảm an toàn, hợp lý hoạt động ngân hàng. Tiếp tục nghiên cứu triển khai các gói tín dụng ưu đãi để thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế, phát triển nhà ở xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội.

Chỉ thị phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo; các Phó Thủ tướng Chính phủ theo lĩnh vực được phân công phụ trách tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện chủ sở hữu khẩn trương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những trường hợp vượt thẩm quyền.

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/3/2025 giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 21/3/2025.

Chính phủ giao Bộ Nội vụ có trách nhiệm rà soát, đề xuất việc bãi bỏ Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data