hoa-sen-home-mb

Để thu hút du khách đến “Hải Vân Quan”

Bài và ảnh Hoàng Anh
Bài và ảnh Hoàng Anh  - 
Phía cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp thu ý kiến, nhất là phía các nhà khoa học để hoàn thiện dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
aa

Kiến trúc quân sự độc đáo

Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Công trình xây dựng ngay từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7/1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Lạc khoản một bên góc bảng còn ghi thêm "Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo", tức làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7-1826.

Để thu hút du khách đến “Hải Vân Quan”
Hải Vân Quan ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan

Ở độ cao 490m so với mực nước biển, Hải Vân Quan là cụm bố phòng quân sự với nhiều công trình gồm hệ thống thành lũy, nhà kho, pháo đài thần công… Dưới thời nhà Nguyễn (1802-1945), Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng, là cửa ngõ vào kinh đô Huế từ phía Nam. Chính vì vậy triều Nguyễn đã tập trung lực lượng và vũ khí quy mô ở Hải Vân Quan để trấn giữ.

Năm 2017, Hải Vân Quan được Bộ VH-TT-DL xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đã tạo điều kiện cho hai địa phương Thừa Thiên - Huế và TP. Đà Nẵng có cơ sở pháp lý để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Trên thực tế, ngay sau khi Hải Vân Quan được xếp hạng, các cơ quan chức năng đã thực hiện việc khai quật khảo cổ di tích để tìm cứ liệu khoa học chân xác qua các thời kỳ tồn tại của di tích với mục tiêu phục hồi di tích Hải Vân Quan theo các dấu tích nguyên gốc, đồng thời hoàn thiện và khớp nối với các kiến trúc có giá trị trong khu vực di tích.

Tuy nhiên, sau gần 200 năm tồn tại (tính từ khi được quy hoạch hoàn chỉnh vào năm Minh Mạng thứ 7 - 1826 đến nay), Hải Vân Quan - di tích kiến trúc quân sự độc đáo có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, quân sự, kiến trúc và cảnh quan trong hệ thống di tích triều Nguyễn đã thay đổi rất nhiều.

Đặc biệt, kết quả khai quật khảo cổ học mới đây đã làm phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc từ thời Nguyễn (1802-1945) ở di tích này, gồm: hai cổng Thiên hạ đệ nhất hùng quan - Hải Vân Quan và hệ thống bậc cấp lên xuống cùng đường đi, cổng phụ, hệ thống tường thành, pháo nhãn, nhà Trú Sở, nhà Vũ Khố.

Giai đoạn từ năm 1946 đến 1975, khi đồn trú tại Hải Vân Quan, quân đội Pháp, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã xây dựng mới hệ thống nhà ở, đồn bốt, lô cốt, công sự, ụ súng. Những công trình này đang chồng đè lên vị trí các kiến trúc xây dựng thời Nguyễn đã làm thay đổi hoàn toàn bố cục mặt bằng nguyên gốc vốn có của di tích Hải Vân Quan.

Chọn phương án phục hồi

Để Hải Vân Quan trở thành điểm đến thu hút du khách tham quan, tại hội thảo “Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” vừa được tổ chức, đại diện Phân viện Khoa học Công nghệ và Xây dựng miền Trung đã đề xuất hai phương án. Trong đó, phương án thứ nhất là phục hồi toàn bộ các công trình phía trong ranh giới vùng bảo vệ di tích, một đoạn tuyến đường Thiên lý đi về phía Huế và đường dốc đi về phía Đà Nẵng, thời kỳ nhà Nguyễn. Các công trình di tích xây dựng giai đoạn 1945-1975 sẽ được bảo tồn. Phương án 2, bảo tồn nguyên trạng toàn bộ các công trình được xác định trên Hải Vân Quan có trước giai đoạn 1975.

PGS-TS. Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, thiên về phương án thứ nhất, với mục tiêu cuối cùng là có được một di tích ổn định, có tuổi thọ và phải là một điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, theo ông không nhất thiết phải phục hồi hoàn chỉnh di tích theo kiến trúc nguyên thủy, mà tùy điều kiện thực tế để phục hồi phù hợp.

Tức là, việc phục hồi cần tạo điểm nhấn để mọi người hiểu cách thức người xưa xây dựng ra sao… Tương tự, trong khi phân tích từng phương án, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đề xuất nghiêng về phương án thứ nhất. Theo ông, phương án này đòi hỏi phải giải quyết một cách triệt để những vấn đề phục hồi di tích nguyên gốc, đảm bảo tính chân xác của công trình, từ tính chất cấu trúc đến vật liệu, tái hiện linh hồn lịch sử.

Đồng thời, giải quyết được mối quan hệ hài hòa và có kết nối giữa kiến trúc thời Nguyễn với những giai đoạn tiếp theo. Đối với phương án 2, việc thực hiện đơn giản hơn nhiều và có ưu điểm là thể hiện dòng chảy của lịch sử, nhưng lại không làm nổi bật được di tích Hải Vân Quan dưới triều Nguyễn. Sự chồng đè các lớp lịch sử cũng khiến người của thế hệ sau khó phân biệt được đâu là nguyên gốc Hải Vân Quan thời nhà Nguyễn và đâu là sự biến đổi?

TS. Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho rằng, Hải Vân Quan là điểm tham quan thu hút ngày càng đông khách du lịch, dự kiến năm 2018 sẽ đón khoảng 2 triệu lượt du khách tham quan nên khi triển khai dự án “Bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” cần triển khai xây dựng các cơ sở dịch vụ đi kèm, trong đó cần nhất là bãi đỗ xe nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan.

Tiếp thu các ý kiến, TS. Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) đồng chủ trì hội thảo cho rằng, cần tiếp tục tìm kiếm thêm tư liệu và xem xét có cần phải mở thêm đợt khai quật khảo cổ để hoàn thiện phương án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Tiếp tục phân tích các kết quả khảo cổ để làm sống động hơn nữa giá trị di tích, cũng như tính chất độc đáo của di tích.

Cần làm rõ hơn nữa lịch sử xây dựng di tích thông qua tư liệu trong và ngoài nước. Tiếp tục xin ý kiến rộng rãi hơn để tạo sự thống nhất trong việc triển khai dự án. Cần có các biển hướng dẫn tại từng điểm di tích cũng như phương án phân công cơ quan quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích một cách phù hợp ngay từ bây giờ. Đồng thời, phía cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp thu ý kiến, nhất là phía các nhà khoa học để hoàn thiện dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bài và ảnh Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data