agribank-vietnam-airlines

Để người trẻ có thể thăng hoa

Hải Hồ
Hải Hồ  - 
Nhìn lại văn học, nghệ thuật năm 2018, dù lực lượng trẻ có vai trò, sự đóng góp lớn, nhưng vẫn chưa tạo ra sự bứt phá. Nhìn chung vẫn là những nốt nhạc trầm, cần sự khơi lửa, bồi dưỡng trong sáng tạo. Trước hết, sáng tạo vẫn là nhu cầu tự thân, một khi có môi trường và điều kiện tốt sẽ có khả năng thăng hoa.
aa

Vắng bóng trong các giải thưởng

Nhìn vào buổi tổng kết, trao giải thưởng và kết nạp hội viên năm 2018 của Hội Nhà văn Hà Nội sẽ thấy một không khí buồn tẻ. Ban tổ chức giải thưởng đã không trao giải cho bất kỳ tác phẩm nào trong nước, từ văn xuôi, thơ đến lý luận phê bình, mà chỉ trao cho một tác phẩm dịch. Những người dự lễ tổng kết cũng chủ yếu là những người đã lớn tuổi, vô cùng thưa vắng gương mặt trẻ. Trong khi đó đội ngũ sáng tác trẻ tại Hà Nội cũng rất lớn. Phải chăng người trẻ không quan tâm đến hoạt động hội, mà chủ yếu những người đã… về hưu?

Để người trẻ có thể thăng hoa
Tân Nhàn ra mắt Album Níu dải lụa đào

Lý giải về việc mất mùa giải thưởng, ban tổ chức cho rằng đã làm việc công tâm, nghiêm túc, nâng lên đặt xuống và chưa có tác phẩm nào trong năm 2018 lọt vào “mắt xanh” để được trao giải thưởng. Thế nhưng, trái ngược với lý giải này, theo tôi và nhiều nhà phê bình văn học khác, như nhà phê bình Bùi Việt Thắng, đã tổ chức giải thì nên trao giải.

Vì giải thưởng đó là tính hằng năm, chứ nó không đại diện cho một giai đoạn hay một nền văn học. Nó chỉ là đối tượng được tôn vinh của năm đó, còn có sức lâu bền hay không là chuyện khác. Ngay như thi hoa hậu, thì danh hiệu năm nào chỉ được tính năm đó, chứ không phải là danh hiệu chung của thời đại.

Một thí dụ điển hình, là cuộc thi “Văn học tuổi 20” lần 6 vừa khép lại, cho thấy đội ngũ trẻ hưởng ứng nồng nhiệt. Xoay quanh chủ đề "Viết về cuộc sống của giới trẻ hiện nay, với những suy nghĩ, ước mơ, hành động", đây là mùa giải mà cuộc thi “Văn học tuổi 20” nhận số bản thảo cao kỷ lục: gần 500 tác phẩm.

Trong đó, chiếm hơn 50% người viết là lứa tuổi 9X. Năng nổ, chịu khó, thậm chí nhiều cây bút trẻ được đánh giá viết tốt, hay, chỉn chu hơn nhiều so với những người là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam…

Thế nhưng, những giải thưởng của các hội vẫn chưa chạm vào các cây bút trẻ. Thậm chí nếu có, thì cũng có dư luận trái chiều, là giải thưởng trao theo kiểu “ban phát, chiếu cố”, chứ chưa tạo nên những giá trị thật sự và thương hiệu cho giải thưởng.

Ở các chuyên ngành khác như âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu… việc sáng tạo của những gương mặt trẻ đa số vẫn là nhu cầu tự thân. Nhiều nghệ sĩ ra mắt MV, Allbum, thậm chí sáng tác thơ, ca khúc như Phạm Phương Thảo, Tân Nhàn… Các giải thưởng của các hội vẫn cát cứ cho các bậc lão thành, những gương mặt quen thuộc hoặc nằm trong các hội đồng. Người trẻ, may ra chỉ được quan tâm ở một số cuộc thi sáng tác ca khúc, văn chương, hội diễn sân khấu, triển lãm mỹ thuật…

Làm gì để các gương mặt trẻ bứt phá?

Chúng ta cũng phải nhìn nhận, đội ngũ sáng tác trẻ có tâm huyết, sáng tạo, nhiệt tình, nhưng không phải ai cũng có khả năng đi xa, tạo dấu ấn từ những tác phẩm đầu tiên. Nhiều người cũng không quan tâm đến hội và các hoạt động của hội, vì họ có tư duy cho rằng không nên “chung chiếu” với các hội viên già. Ngược lại, các văn nghệ sĩ lớn tuổi cũng chẳng chịu “xếp chung” với đám trẻ, vậy là trẻ và lớn tuổi cứ đẩy nhau về hai phía. Trong khi đó, hai lực lượng này phải tôn bồi, bổ sung để cùng nhau phát triển.

Mới đây, vào ngày 26/12/2018, Hội Sân khấu Hà Nội phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Phát huy tài năng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ trong sự nghiệp kế thừa và phát triển văn nghệ dân tộc hôm nay”. Nhiều vấn đề trong lĩnh vực văn học nghệ thuật truyền thống, dân gian đã được đưa ra phân tích.

Nhà biên kịch Hoàng Thanh Du cho hay: “Lực lượng tác giả và đạo diễn trong lĩnh vực sân khấu đang rất thiếu và yếu trầm trọng. Hầu như rất ít tác giả biên kịch dưới 60 tuổi. Trong khi ấy các bộ môn nghệ thuật khác đã có rất nhiều công trình nghệ thuật, điện ảnh có những tác giả trẻ là biên kịch, đạo diễn đều dưới 40 tuổi, thậm chí còn trẻ tuổi dưới 30”.

Nói thì như vậy, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Bởi ở các bộ môn nghệ thuật truyền thống, nếu không có những chiến lược dài hạn để phát hiện, bồi dưỡng, thì sẽ rất hiếm xuất hiện những gương mặt trẻ.

Có phải một bộ phận lớn người trẻ thờ ơ với văn hóa, nghệ thuật truyền thống hay không? Nhiều nhà văn hóa khẳng định điều đó là đúng. Vậy nên cần phải có những người trẻ dám dấn thân, sáng tạo. Trong dòng chảy của cuộc sống, cũng có những tấm gương, nhưng vẫn còn chưa đủ. Như theo ghi nhận của công chúng, nếu không có cô học trò kéo nhị Mai Tuyết Hoa, nghệ sĩ trẻ Phạm Thị Huệ lặn lội tìm về với các “báu vật nhân văn sống” Hà Thị Cầu, Nguyễn Thị Chúc thì bao nhiêu điệu xẩm, lối hát ca trù đã không thể vang lên sống động trong các không gian biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Thủ đô như bây giờ.

Rồi một số câu lạc bộ, nhóm bạn trẻ yêu nghệ thuật truyền thống được hình thành như “Chèo 48h”, Câu lạc bộ Nghệ thuật truyền thống (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), Câu lạc bộ Tuyên truyền văn hóa, lịch sử (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)… đã và đang thu hút hàng trăm sinh viên tìm về nghệ thuật truyền thống… Nhưng tại các nhà hát nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp, rất ít gặp gương mặt diễn viên mới trong các đêm diễn. Như vậy để thấy, nếu chỉ có nỗ lực của người trẻ không thôi thì chưa đủ, mà cần lắm sự ghi nhận, giúp đỡ, sẻ chia, hỗ trợ.

Trong khi, làm nghệ thuật là con đường mưu sinh chật vật, bấp bênh đối với giới trẻ, thì điều khiến những người trẻ làm văn học nghệ thuật mất niềm tin là vì sự đánh giá của thế hệ, những người đi trước chưa rõ ràng, chưa ghi nhận những nỗ lực của người trẻ, cũng như tài năng của họ. Một số người nghiên cứu trẻ hiện nay thấy mất lòng tin khi chính những người thực hành văn hóa truyền thống đem thị trường hóa các giá trị văn hóa của mình. Nhiều người lại ngộ nhận về giá trị của mình nên thổi phồng hoặc đòi các danh hiệu quá mức.

Điều cuối cùng, đội ngũ sáng tạo trẻ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật dù đã dự phần vào đời sống, là tương lai của văn học nghệ thuật. Song cần sự đồng hành, chia sẻ, ghi nhận, được góp mặt nhiều hơn nữa vào các giải thưởng của các hội, đoàn thể. Đồng thời, họ cần các bậc cha chú “kéo lại gần” chứ không phải là sự các cứ dài lâu, thiếu khích lệ và “không chịu ghi nhận”.

Hải Hồ

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data