Đặc sắc đũa cau rừng
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhắc đến Phúc Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh, người ta nhớ ngay đó là một xứ bưởi, xứ trầm hương nổi tiếng, là một vùng đất giàu tiềm năng, được thiên nhiên ban tặng. Để làm nên thương hiệu làng nghề Phúc Trạch, bên cạnh bưởi và trầm hương, không thể không nhắc đến đũa cau, một loại đũa đặc biệt được làm từ cây cau rừng.
Làng Phúc Trạch như một cái võng, một đầu mắc lên Rú Gối một ngọn núi cao nhất của dãy Trà Sơn, một đầu mắc lên Đoọng Trỉa là một ngọn khá cao thuộc dãy Giăng Màn. Làng nghề làm đũa ở Phúc Trạch, là một ngôi làng nằm ngay cạnh ga tàu.
Gọi là làng nghề đấy, nhưng thực chất chỉ có một phần của làng theo nghề mà thôi. Nghề sản xuất đũa nơi đây cũng chỉ mới tồn tại và phát triển tầm vài chục năm trở lại. Thời gian tuy chưa dài nhưng cũng đủ để khẳng định thương hiệu sản phẩm đũa Phúc Trạch. Điều đặc biệt làm nên sự độc đáo không nơi nào có được, đó là đũa được làm bằng cây cau rừng, gọi là cau nang rưng.
Là loại cau mà chỉ mỗi ở xứ rừng núi này mới có. Đũa cau nang rưng tuy không thật sự tinh xảo và khá là đơn điệu về kiểu dáng nhưng độ bền, độ bóng của sản phẩm thể hiện được sự cần cù cũng như sự khéo léo của đôi bàn tay, khối óc của người dân Phúc Trạch.
Nổi tiếng với thương hiệu là vậy, thế nhưng nghề làm đũa ở Phúc Trạch cũng gặp nhiều khó khăn. Giá cau nguyên liệu càng ngày càng cao và nguồn cung cấp lại khan hiếm. Để thị trường tiềm năng này phát triển mạnh mẽ hơn, cần có chiến lược xây dựng sản phẩm mang tính đặc trưng.
Nhiều chính sách cụ thể để hỗ trợ làng nghề như vốn cho các hộ dân, quy chuẩn chất lượng đối với sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu lâu dài cho nghề đũa, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm một cách bài bản và hướng đến xuất khẩu…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy cau rừng ngày càng khan hiếm. Nếu chỉ tính chặt cau về làm đũa mà không tính đến nguồn bảo vệ và phát triển cây cau rừng thì nguồn nguyên liệu sẽ ngày càng cạn kiệt.
Những hộ sản xuất đũa ở đây vẫn miệt mài đi bán những bó đũa cau “nang rưng” trên mảnh đất quê hương mình. Thông qua những chuyến tàu cập bến tại ga Phúc Trạch. Bao người dân nơi đây đều mong muốn những chuyến tàu sẽ mang đũa cau “nang rưng” đi đến nhiều nơi, hiện diện trên các bàn ăn lớn nhỏ của ba miền đất nước.
Rời xóm đũa Phúc Trạch lúc trời sập tối, nghe tiếng nói cười của mấy bà, mấy cô thôn nữ hòa vào tiếng bào đũa gấp gáp, đều đặn, lại thấy mừng vì người dân ở đây luôn nặng tình, biết trân trọng, bảo tồn và phát huy những gì đẹp đẽ, thanh cao của quê hương.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
