agribank-vietnam-airlines

Cổ phần hóa DNNN hút nhà đầu tư ngoại

Tuyết Anh
Tuyết Anh  - 
Dòng vốn ngoại đang có xu hướng chuyển dịch vào Việt Nam bởi triển vọng kinh tế trong thời gian tới.
aa
Nhà đầu tư ngoại quan tâm triển vọng Việt Nam
Nhà đầu tư ngoại quan tâm đến khởi nghiệp
Cổ phần hóa DNNN hút nhà đầu tư ngoại
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến chương trình cổ phần hóa tại Việt Nam

Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital cho biết, mặc dù trong ngắn hạn còn không ít thách thức, tuy nhiên triển vọng trung dài hạn cũng như ổn định kinh tế vĩ mô đang là một trong những yếu tố thu hút nhà đầu tư ngoại tiếp tục quan tâm và rót vốn vào thị trường Việt Nam.

Cụ thể, tăng trưởng GDP có thể chưa đạt kỳ vọng của Chính phủ năm nay, nhưng sản xuất và xây dựng đạt mức độ tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm. Tình hình lạm phát được kiểm soát tốt, đồng nội tệ được điều tiết ổn định. Dự trữ ngoại hối tăng thêm khoảng 11 tỷ USD từ đầu năm đến nay.

Ngoài ra, nguồn vốn FDI tiếp tục dồi dào, vốn giải ngân từ đầu năm đến nay đạt 11 tỷ USD (tăng 12,4% cùng kỳ năm ngoái). Đặc biệt, việc Chính phủ quyết liệt thực hiện các biện pháp cải tổ, nâng cao tính minh bạch tại tất cả các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khả quan hơn trong năm 2017.

Trong tháng 6/2016, một số nhà đầu tư nước ngoài đã thông qua Quỹ VOF và DEG đầu tư 30 triệu USD vào CTCP gỗ An Cường, một công ty tư nhân tại TP. HCM. Đây là khoản đầu tư đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi trong nhiều năm liền, An Cường luôn đạt tốc độ tăng trưởng đều đặn 30 - 35%.

Trong năm qua, doanh thu của công ty đạt hơn 70 triệu USD và có thị phần chi phối ở nhiều dòng sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa đi nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, các nhà đầu tư ngoại còn rót tổng cộng gần 780 triệu USD vào 92 thương vụ liên quan đến các DN tư nhân, ở nhiều lĩnh vực khác nhau như hàng tiêu dùng thiết yếu (21%), công nghiệp (16%), vật liệu (14%), tài chính (13%), y tế (8%)...

Mặc dù vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài lại cho biết đang rất quan tâm đến chương trình cổ phần hóa (CPH), các công ty niêm yết mới tại Việt Nam. Nhất là dự định bán cổ phần tại các DNNN lớn như CTCP Sữa Vinamilk (VNM), CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty FPT… đã được công bố trong thời gian qua.

Các nhà đầu tư ngoại cũng mong mỏi nhiều DNNN “đình đám” khác như các Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sabeco, Habeco, Công ty thông tin di dộng Mobifone, Satra và Bến Thành Group sẽ được CPH, niêm yết đại chúng trong vòng 12 tháng tới, giúp giá trị thị trường tăng thêm khoảng 10 tỷ USD.

Theo quan điểm của những nhà đầu tư này, những “con cá lớn” thường khó đánh bắt nhưng sẽ luôn tạo ra sức hấp dẫn và lợi nhuận khủng cho người sở hữu nó khi đầu tư thành công.

Trước đó, khi Chính phủ chấp thuận nới room cho nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra làn sóng đầu tư mới vào thị trường Việt Nam, khiến lượng vốn hóa tăng lên đáng kể. Đến tháng 9/2016, có 9 công ty nới room 100%, bao gồm cả Vinamilk (công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường), và 1 công ty trong lĩnh vực dược phẩm vốn được coi là ngành kinh doanh có điều kiện. Hiện tại, đã có thêm nhiều công ty trong quá trình nới room, nhất là các DNNN để nhà nước thoái vốn và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia rót vốn.

Theo nhận định của một số chuyên gia về lĩnh vực CPH, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tìm hiểu đưa lượng vốn dài hạn vào các dự án hạ tầng, giúp lấp khoảng trống thiếu hụt nguồn vốn này tại Việt Nam và có tác động tích cực đối với thị trường. Song, một trong những rào cản chính là tỷ lệ phát hành cổ phiếu của DNNN dành cho nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế, tính thanh khoản chưa cao.

Việc mở tài khoản để đầu tư tốn nhiều thời gian, gây cản trở ít nhiều đến hoạt động đầu tư. Đó là chưa kể đến việc, theo quy định trong vòng 12 tháng sau khi tiến hành CPH, DN phải niêm yết trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên có rất ít DN Việt Nam tuân thủ điều này, nên tính minh bạch chưa cao, khó thu hút nhà đầu tư lớn.

Thực tế, một số DNNN như Vietnam Airline, BIDV... tiến hành CPH trước đó nhưng chỉ chào bán lượng cổ phiếu khiêm tốn đối với nhà đầu tư nước ngoài khoảng vài phần trăm, trong khi đối với những hàng hóa có chất lượng, nhu cầu của đối tác ngoại có thể lên đến 30 -35%, bởi tỷ lệ này sẽ tạo nên tính thanh khoản cao trong quá trình giao dịch, chuyển nhượng về sau.

Bàn về vấn đề này, ông Peter Redward, Giám đốc hãng nghiên cứu Redward Assosiates cho rằng, đến nay Việt Nam đã công bố lộ trình nhằm đẩy mạnh CPH các DNNN, nhưng thực tế điều này vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro nếu Chính phủ không xử lý thỏa đáng các yếu tố như vấn đề thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, đặc biệt là việc đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng dàn trải, nợ xấu ngân hàng...

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài có thể quan tâm đến một số khoản nợ xấu, tuy nhiên các cơ chế liên quan cũng cần được xây dựng để tạo điều kiện cho nhà đầu tư ngoại tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực này. Đồng thời, tạo cơ hội tái cơ cấu cho thị trường vốn và các DN Việt Nam có cơ hội phát triển.

Tuyết Anh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data