agribank-vietnam-airlines

CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn: Cần những đột phá để phát triển bền vững

NPV
NPV  - 
Đột phá về đổi mới tư duy, trong đó có việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) ở nước ta để ngày càng phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta mà đi đầu là CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. GS. TS. Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận TW chia sẻ với báo giới về vấn đề này.
aa
CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn: Cần những đột phá để phát triển bền vững
GS. TS. Phùng Hữu Phú

Những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm ở đây là phải nhận thức như thế nào về CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện đất nước hội nhập với vô vàn thách thức; chúng ta đã đặt người nông dân và đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đúng vị trí chưa?

Tuy nhiên, sau 30 năm đổi mới, chúng ta mới nhìn nhận lại để sửa chữa những thiếu sót và dành sự quan tâm lớn cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân thì đã khá muộn. Thế nhưng, muộn còn hơn không. Điều cốt lõi lúc này là, chúng ta cần phải dành sự quan tâm đặc biệt cho khu vực này.

Đột phá từ quy hoạch

Trước hết, cần nhanh chóng có quyết sách đột phá về công tác quy hoạch, quản lý việc tích tụ tập trung, sử dụng hiệu quả đất đai nông nghiệp cả nước theo hướng hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và đô thị hoá.

Nếu lấy, phải tính tới chi phí cơ hội giữa đất trồng lúa, đất đồi gò và đất hoang hoá cho phát triển công nghiệp – dịch vụ; Nghiên cứu ban hành sắc thuế đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đủ mạnh để ngăn chặn việc lấy đất trồng lúa làm công nghiệp và đô thị hoá quá dễ dãi như hiện nay.

Cùng với đó cần đổi mới, hoàn thiện quan điểm về chính sách “đền bù” đất nông nghiệp cho hợp lý, sát với thực tế hơn. Nên hiểu “đền bù” không đơn giản là chi một khoản tiền nhất định. Nó liên quan chặt chẽ tới phương kế sinh nhai của người nông dân.

Hơn nữa, việc này còn thể hiện thái độ, trách nhiệm của xã hội, Chính phủ và DN về các mặt tổ chức kinh tế, xã hội, việc làm và đời sống cho người dân. Bắt buộc phải có phương án đền bù hợp lý và bố trí công ăn việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân. Về nguyên tắc, phải đền bù thoả đáng và cân bằng giữa các lợi ích Nhà nước – DN – nông dân.

Giả định mức giá đền bù giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất là 1; DN sau khi lấy đất, chuyển đổi mục đích sử dụng và xây dựng hạ tầng đô thị – dịch vụ đem đấu thầu cho các nhà đầu tư thứ cấp với mức giá là 20; Nhà nước sẽ dùng công cụ thuế và phí điều tiết lại thu nhập, có thể, theo công thức 4:5:11, tức Nhà nước hưởng 4 phần, nông dân hưởng 5 phần, DN hưởng 11 phần trong toàn bộ mức chênh lệch giá (tổng mức tăng giá).

Bên cạnh đó là khuyến khích DN sử dụng lao động tại địa phương, ví dụ, nếu sử dụng từ 100 lao động tại chỗ được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề.

CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn: Cần những đột phá để phát triển bền vững
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu cốt lõi

Đột phá trong chuyển dịch cơ cấu

Chúng ta phải đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Để làm điều đó, cần chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyển giao, sử dụng các tiến bộ KHCN trong nông nghiệp, nhất là công nghệ cao và công nghệ sinh học. CNH- HĐH nông nghiệp không nên hiểu chỉ là áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hoá… vào chăn nuôi, trồng trọt.

Hơn thế, còn cần thay đổi bản thân quy trình và công nghệ, quy luật sinh học, tạo ra các giống cây con ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và kháng bệnh. Các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Israen, Đức, Nhật Bản là những ví dụ thực tế cho thấy, hiệu quả đem lại của nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao không thua kém so với nền công nghiệp công nghệ cao.

Để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, chúng ta cần tập trung giải quyết các khâu vốn và thị trường đầu ra. Đương nhiên, quy mô kinh tế hộ không có khả năng giải quyết những vấn đề này, mà chỉ có thể là những DN hay tổ chức kinh tế có tiềm lực. Thứ nữa, cần lựa chọn bước đi và loại hình công nghệ cho phù hợp. Cuối cùng, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng tốt đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực này.

Đột phá từ sản phẩm chất lượng cao

Chúng ta cần xây thương hiệu trên nền tảng sản phẩm chất lượng cao để từ đó có sức cạnh tranh với hàng hóa nông sản thế giới. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu phải bắt đầu từ DN, và nổi lên vai trò của “bốn nhà”, trong đó, Nhà nước hoạch định chính sách là hết sức quan trọng, để hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu Việt.

Tuy nhiên, Nhà nước không thể làm thay DN trong việc này. Bên cạnh đó, các nhà khoa học là lực lượng chủ chốt trong việc tạo ra những giống mới, đưa vào những quy trình sản xuất, những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, bảo quản chế biến nông sản.

Còn người nông dân chính là chủ thể tạo ra nông sản, nhưng với tình trạng sản xuất manh mún như hiện nay thì rất khó tự mình xây dựng thương hiệu. Điều đó đặt ra vai trò của DN là gắn đầu ra của sản phẩm với sản xuất trong nước, bởi DN hiểu hơn ai hết những yêu cầu, những tín hiệu thị trường.

Ví dụ như, trong việc xây dựng thương hiệu gạo, có hai vấn đề được đặt ra khi bàn đến chất lượng hạt gạo Việt, đó là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phẩm chất của hạt gạo. Muốn giải quyết điều này, phải thay đổi tư duy của người nông dân bằng cách định hướng trồng trọt, và quan trọng là phải bao tiêu đầu ra cho nông dân, đảm bảo thu nhập.

Câu chuyện về nguồn vốn

Hiện nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp vẫn còn chưa xứng với tiềm năng, chưa tạo ra bước đột phá mạnh trong phát triển nông thôn. Trong giai đoạn 2004 – 2013, tổng vốn đầu tư của nhà nước cho khu vực nông nghiệp, nông thôn khoảng hơn 718.000 tỷ đồng, bằng 48,5% tổng vốn đầu tư phát triển cả nước. Đó là chưa kể, nguồn vốn đầu tư còn khá dàn trải, thiếu trọng tâm.

Do vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần phải xác định đúng trọng điểm cần hỗ trợ, hỗ trợ đủ liều lượng và sử dụng hiệu quả. Thêm vào đó, nên xã hội hoá và đa dạng hoá các nguồn lực hỗ trợ, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ sát sao, bảo đảm đến đúng đối tượng, nhất là có nghiệm thu hiệu quả từ chính người được thụ hưởng (nông dân và các địa phương).

Nên tập trung hỗ trợ cho phát triển hạ tầng kỹ thuật và thuỷ lợi, mở mang giao thông nông thôn; đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển dịch lao động nông thôn; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; trợ cấp cho điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp; trợ cấp chi trả cho các chương trình môi trường để hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả trực tiếp cho người sản xuất, trợ cấp chi phí tiếp thị, vận chuyển trong nước và quốc tế…

Một vấn đề nữa là cần nỗ lực hơn để thu hẹp khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị thông qua các chương trình “điện – đường – trường – trạm”… Hiện khoảng cách này ở nước ta đang có xu hướng gia tăng (xấp xỉ 2, 6 lần).

CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn là đòi hỏi cấp thiết hiện nay, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi để nông dân, DN nông nghiệp, các nhà khoa học có liên kết chặt chẽ, phấn đấu vì một nền nông nghiệp Việt Nam công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, phát triển hiệu quả và bền vững.

NPV

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data