agribank-vietnam-airlines

Chuyện “xài nhạc chùa”

Thúy Quỳnh
Thúy Quỳnh  - 
Việc vi phạm bản quyền ở tất cả các lĩnh vực văn học nghệ thuật vẫn còn nhức nhối. Trong đó chuyện các nhà sản xuất phim dùng nhạc của người khác để dựng bối cảnh, làm bài hát trên phim mà chưa xin phép đã và đang diễn ra phổ biến. 
aa
Cần thêm hàng rào trong sở hữu trí tuệ
Vi phạm bản quyền âm nhạc: Không lẽ cứ để “biết rồi, nói mãi!”
Tìm hướng quản lý bản quyền thời 4.0

Gần đây, một vụ “xài nhạc chùa” gây xôn xao, đó là phim “Ngôi nhà bươm bướm” do đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh thực hiện đã tùy tiện lấy ca khúc “Mãi mãi bên nhau” của ca sĩ Noo Phước Thịnh để ghép phim mà chưa được sự đồng ý. Noo Phước Thịnh và nhiều nghệ sĩ khác bức xúc. Phước Thịnh cho rằng, bản thu của anh được sử dụng ở phần credit, đồng nghĩa anh đang tham gia hát nhạc phim cho dự án. Thực tế thì không có bất cứ sự hợp tác nào giữa đôi bên.

Chuyện “xài nhạc chùa”
Cảnh phim Ngôi nhà bươm bướm

Noo Phước Thịnh thông qua luật sư gửi đơn yêu cầu nhà sản xuất phải gỡ bỏ bản ghi âm bài hát “Mãi mãi bên nhau” ra khỏi bộ phim “Ngôi nhà bươm bướm”; bồi thường số tiền 500 triệu đồng và xin lỗi công khai đối với người bị vi phạm bản quyền. Đây là một cái giá quá đắt đối với những người làm phim, khi tùy tiện sử dụng sản phẩm văn hóa của người khác.

Trước đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung gửi đơn khiếu nại tới Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Theo khiếu nại của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, ca khúc “Nhật ký của mẹ” (cả phần nhạc và phần lời) đã được sử dụng trong tập 19 của bộ phim “Quỳnh Búp Bê” mà chưa có sự đồng ý của tác giả. Đại diện đơn vị làm phim “Quỳnh Búp Bê” đã xin lỗi nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. Từ ca khúc “Nhật ký của mẹ”, VCPMC còn phát hiện thêm bài hát “Nối vòng tay lớn” cũng được sử dụng trong tập 19 của “Quỳnh Búp Bê” mà chưa xin phép.

Tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc, hình ảnh của các đoàn làm phim đang diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất phim khi bị phát hiện vi phạm đều nói là “không hiểu luật” rồi xin lỗi và thương lượng để được yên thân. Còn các chủ sở hữu cũng không muốn kiện tụng vì sợ mất thời gian hay ảnh hưởng đến mối quan hệ đôi bên. Nguyên nhân vì sao vậy? Thứ nhất, đa số người nắm giữ tác quyền chưa hiểu đầy đủ về quyền lợi của mình. Bởi tâm lý chung của chính đội ngũ sáng tạo nghệ thuật đang gặp phải là thờ ơ với “kẻ gian” hoặc chịu đựng nạn xâm phạm, hoặc chưa có điều kiện để tiếp cận cũng như phát hiện trong trường hợp bị xâm phạm. Mặt khác, các tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả cũng chưa có ý thức liên kết với nhau để bảo vệ lợi ích. Về phía nhà sản xuất, cũng bởi tâm lý “tiết kiệm” nên họ đã sử dụng và cố tình lờ đi chuyện mua bản quyền, hoặc xin phép. Bởi nhiều bộ phim có nhiều phối cảnh cần sử dụng âm nhạc, nếu cứ đi mua tác quyền thì số vốn đội lên. Bởi vậy họ sẵn sàng vi phạm để tiết kiệm chi phí. Thời gian qua, một số bộ phim như “Cả một đời ân oán”, “Hôn nhân trong ngõ hẹp”… chiếu trên VTV đã vi phạm tác quyền âm nhạc. Theo không ít chuyên gia, hành vi sử dụng tác phẩm của người khác không xin phép, không mua bản quyền là ăn cắp, chứ không phải là chuyện tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất. Bởi thế rất cần sự nghiêm túc, rút kinh nghiệm của các nhà làm phim. Họ ngoài phải chịu trách nhiệm về hành vi thì còn phải bồi thường cho người bị hại, xin lỗi khán giả.

Làng giải trí đã phát triển. Công nghệ sản xuất phim truyền hình cũng phát triển, nhưng vấn đề bản quyền rõ ràng chưa thật sự được nâng cao. Hiện tượng vi phạm bản quyền như vậy là cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu tôn trọng nghệ sĩ và công chúng. Nó cho thấy tư duy chộp giật, thiếu nghiêm túc của người sản xuất. Bởi người sản xuất biết rằng, trong bối cảnh xã hội thông tin thế này, việc tìm ra những sơ hở cũng như thiếu sót trong hoạt động sản xuất phim ảnh đều khá dễ dàng.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, người nghệ sĩ cần đăng ký bản quyền để có chứng nhận quyền sở hữu, bản quyền. Sau đó cần cương quyết lên án thực trạng này, để tình hình được cải thiện. Không để các tác phẩm âm nhạc bị xài chùa, trong khi người sản xuất thì hưởng lợi bất chính.

Thúy Quỳnh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data