Chuyện buồn tháng cô hồn
![]() | Chứng khoán tuần: 'Tháng cô hồn' năm nay có khác? |
![]() | BĐS không ngại tháng cô hồn |
Từng đống vàng mã với đủ cả nhà, xe, quần áo… cháy rừng rực, tỏa khói và tàn tro nghi ngút. Những nhóm người với vợt, bao chầu chực, tranh cướp nhau để “vợt” vật phóng sinh. Hay nhiều gia chủ vừa bày mâm lễ xong đã bị “đội quân cô hồn” cướp luôn cả lễ... Đó là những hình ảnh nhan nhản trên các mạng xã hội trong những ngày vừa qua, cho thấy một góc hành xử rất khác trong tháng cô hồn.
![]() |
Gần đây tập quán cúng cô hồn đã có những biến tướng khó hiểu |
Tục cúng cô hồn có từ lâu, là một trong hai lễ lớn và quan trọng của tháng 7 âm lịch tại Việt Nam, bên cạnh lễ Vu Lan báo hiếu. Thời gian cúng cô hồn thường kéo dài suốt tháng, tập trung cao điểm vào các ngày từ 14-15 âm lịch.
Tuy nhiên, từ một phong tục tốt đẹp mang ý nghĩa chia sẻ, giờ đây ngày cúng cô hồn lại trở nên hỗn loạn, khi nhiều nhóm thanh niên tụ tập tranh giành, thậm chí cướp đồ cúng. Bên cạnh đó còn có hàng loạt những điều kiêng kỵ khá vô lý đang được nhiều người áp dụng, như kiêng mua sắm mà đặc biệt là nhà cửa, kiêng đi về muộn…
Chị Nguyễn Phương Thảo (Hà Nội) chia sẻ: Tập quán cúng cô hồn là một tập tục đẹp của người Việt, song gần đây đã có những biến tướng khó hiểu. Trước kia, để cúng cô hồn chỉ cần ít cháo loãng, đĩa muối, gạo… Còn thời gian gần đây, nhiều gia chủ đem cúng cả “núi” vàng mã; những mâm cỗ thịt lợn, gà… ê hề. Việc cúng như vậy không những gây phản cảm mà xét về tâm linh có thể còn gây hại cho gia chủ.
Bởi bản chất của việc cúng cháo, gạo, muối ngày cô hồn là dành để tế cho những vong hồn không nơi nương tựa, cúng cho quỷ đói lang thang… Và nếu bày biện nhiều quá, rất có thể quỷ đói sẽ theo “ám” gia chủ theo kiểu: ăn xôi gấc, đòi chiếu hoa.
Cùng với cảnh tranh cướp đồ lễ là hiện tượng đốt vàng mã tràn lan. Nhiều đền, chùa đã phải xây cả những khu hóa vàng khá lớn để phục vụ nhu cầu của khách thập phương. Những khu chung cư giờ đây cũng chiều dân cư mà trang bị hỏa lò vĩ đại…
Bởi cứ vào những dịp lễ quan trọng trong năm, nhiều nhà đốt cả xe vàng mã. Thôi thì đủ cả, từ hình nhân, ngựa giấy đến xe siêu sang, ti vi màn hình phẳng, điện thoại iPhone 6 Plus… đều được “hóa”, bởi quan niệm dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ.
Anh Nguyễn Xuân Tuấn (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, thực ra đốt vàng mã đã là tập tục khá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Mỗi gia đình nhân ngày lễ, tết có thể đốt một chút để cho cái tâm của mình được an bình. Song không nên đốt quá nhiều, đốt một cách mù quáng như thế chỉ cốt làm giàu cho người buôn vàng mã. Nếu chỉ cần đốt nhiều mà được phù hộ, được giàu sang… thì có lẽ chúng ta chỉ cần ngồi “đốt” thôi khỏi phải làm?
Bên cạnh đó, nhân rằm tháng 7 âm lịch, những năm gần đây trong xã hội cũng nở rộ tình trạng thả chim, ốc, cá phóng sinh. Song có một thực tế là nhiều chú chim bị các chủ chim buộc cánh, thậm chí bỏ đói khiến chim vừa thả ra đã lảo đảo và rơi ngay vào tay người bán. Còn cá thì nhiều tay vợt đã chực sẵn cạnh hồ để chờ người thả xuống thì vớt luôn để bán cho người khác…
Theo sư cô Nguyên Hương: “Thay vì phóng sinh theo kiểu nghi lễ, chỉ nên phóng sinh tùy duyên, nghĩa là thấy chúng đang gặp nạn thì cứu giúp ngay. Ví dụ như việc giúp một chú chó bị dính băng dính vào miệng đến hoại tử trong thời gian qua, giúp một con chim sập bẫy đang đau đớn, mua một con thú rừng bị bắt để trả lại sự sống cho nó… Những trường hợp khẩn cấp như vậy, chúng ta phải hành động ngay chứ không cần phải đem vào chùa làm các nghi lễ, hình thức”.
Cũng theo sư cô Hương, trong đạo Phật phát triển sau này, phóng sinh chỉ là một phương tiện để tu tập. Về mặt hình thức, phóng sinh có nghĩa là mình đừng có cùm kẹp mà để cho các loài vật được tự do.
Còn về nghĩa bóng, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế, như cái tâm tham, đố kị, hơn thua và thù hận... ra khỏi con người mình để mình được tự do. Ý nghĩa sâu xa của việc phóng sinh trong đạo Phật là như vậy, chứ không phải là mua mấy con chim, con cá đem đi phóng sinh.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
