Chiến thắng Điện Biên Phủ: Những bản tráng ca điện ảnh
Có lẽ vì thế, chiến dịch, chiến thắng và mảnh đất Điện Biên từ lâu cũng trở thành đề tài, chất liệu làm nên các tác phẩm nghệ thuật. Trong đó, thời gian qua đã có không ít các tác phẩm điện ảnh xuất sắc về Điện Biên Phủ tạo được dấu ấn, để lại ấn tượng mạnh mẽ.
![]() |
Không thiếu những cảnh chiến đấu ác liệt, phim “Đường lên Điện Biên” vẫn tái hiện khoảnh khắc đẹp, lãng mạn của một thời khói lửa |
Tác phẩm điện ảnh “Ký ức Điện Biên” của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn được sản xuất vào năm 2004 nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ được xem là một bộ phim có đề tài về Điện Biên chiếm được nhiều cảm tình, cảm xúc của người xem. Bộ phim này có cách dẫn chuyện và nội dung qua những hồi tưởng về Điện Biên của nhân vật Bạo và Bernard.
Câu chuyện xuyên suốt bộ phim là cuộc gặp gỡ giữa Bernard, Bạo và Mây. Phim đưa khán giả đến những cảnh quay ấn tượng, những câu chuyện thấm đẫm tình người, tình yêu, tình đồng đội - đồng chí cùng với những xung đột liên tục. Nhưng, vượt lên tất cả, họ vẫn chiến đấu và sẵn sàng hy sinh vì ngày toàn thắng.
“Ký ức Điện Biên” cho thấy sự đan xem giữa ký ức và hiện tại, sự kết hợp khéo léo giữa hồi tưởng quá khứ và mong ước tương lai. Những cảnh chiến đấu được đặc tả một cách chân thực, sống động. Khán giả có thể cảm nhận rõ ràng sự nguy hiểm, hy sinh của bộ đội trong những trận đánh giáp lá cà khi giữa quân ta và quân Pháp chỉ cách nhau cái hào vài mét hay trực tiếp đối mặt.
Đồng thời, người xem còn cảm nhận được vẻ đẹp đặc trưng của vùng đất Điện Biên với màu trắng tinh khiết của hoa ban hay vị ngọt thanh của hoa dong riềng… hay một khao khát hòa bình qua điệu múa cầu hồn, hình ảnh những người lính Pháp hóa thành những con bồ câu trắng trong trí tưởng tượng của Bernard.
Trước “Ký ức Điện Biên” còn có bộ phim chiến tranh bán tài liệu mang tên “Hoa ban đỏ” ra mắt năm 1994 của đạo diễn Bạch Diệp. “Hoa ban đỏ” có một cách làm độc đáo vì không quá tập trung vào những cảnh chiến đấu, những hình ảnh chết chóc hay thương tật mà bộ phim tập trung khai thác những khoảng lặng của chiến tranh.
Đó là cảnh người chiến sĩ những khi nghỉ giải lao, mọi người cùng hát với nhau, cảnh văn công lên tận chiến trường biểu diễn động viên tinh thần bộ đội, cảnh đào hầm thầm lặng và ngột ngạt trong đêm, những câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cũng có những hình ảnh trong “Hoa ban đỏ” khiến khán giả rơi nước mắt với cảnh một đơn vị khi ra đi còn nguyên quân số mà chỉ qua một đêm đã hy sinh gần hết, hay cảnh anh thương binh bị thương ở đầu đang gào thét xung phong rồi bỗng ngoan như đứa trẻ con ngồi chơi bắn bi với Tấm.
Đó là những hy sinh, mất mát và đau thương trong chiến tranh. Song trên hết, phim nói lên ý chí kiên cường, bất khuất quyết chiến tới cùng của quân và dân ta trong trận đánh Điện Biên Phủ lịch sử.
Gần đây nhất có bộ phim dài tập “Đường lên Điện Biên” của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng ra mắt năm 2014, đã phát sóng trên kênh VTV1. Đây là bộ phim dài tập đầu tiên nói về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Phim xoay quanh hành trình của một tiểu đoàn 5 – tiểu đoàn bộ binh chủ lực trong chuyến hành quân xuyên Tây Bắc để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Song song với họ là chuyến đi của 500 cô gái dân công.
Là một bộ phim chiến tranh, không chỉ nói về những cảnh chiến đấu hay sự khốc liệt của cuộc chiến mà phim còn tập trung vào những khoảng lặng, câu chuyện tình lãng mạn là biểu trưng cho sự gắn bó giữa bộ đội và dân công hỏa tuyến.
Đặc biệt, Điện Biên Phủ còn được người nước ngoài có khi là lực lượng “ở bên kia chiến tuyến” thực hiện. Trong đó phải kể đến bộ phim nghệ thuật “Điện Biên Phủ” của đạo diễn Pierre Shoendoerffe từng gây tiếng vang lớn trong giới điện ảnh toàn cầu. Shoendoerffer vốn là một cựu chiến binh Pháp quay trở lại Việt Nam làm năm 1992. Shoendoerffer là người trực tiếp tham chiến của quân đội Pháp, qua “Điện Biên Phủ” ông đã đem đến cho người xem một cái nhìn đầy đủ hơn về thực trạng quân đội Pháp trong 56 ngày đêm chiến đấu trên chiến trường Điện Biên.
Bên cạnh đó còn có bộ phim tài liệu “Điện Biên Phủ - cuộc chiến giữa hổ và voi” của đạo diễn nổi tiếng người Pháp Daniel Roussel, đã ghi lại được rất nhiều lời kể của các chứng nhân lịch sử từ một điểm nhìn hồi cố, trong đó nhân vật trung tâm là Đại tướng Võ Nguyên Giáp…
Chiến dịch, chiến thắng Điện Biên Phủ đã xuất hiện trong những thước phim với các thể loại khác nhau và cũng ra đời ở những thời điểm khác nhau như thế. Tuy nhiên, tất cả đều đưa đến cho khán giả cái nhìn chân thực, xúc động nhất về những con người đã làm nên lịch sử, vùng đất lịch sử và về một thời hào hùng của dân tộc có lẽ chỉ đất nước Việt Nam mới làm được!
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
