agribank-vietnam-airlines

Cần thêm đột phá để thúc đẩy tăng trưởng

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Nếu nhìn lại theo mỗi giai đoạn 10 năm có thể thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam (từ sau Đổi mới đến nay) có xu hướng giảm dần. Thực tế này nếu không thay đổi sẽ khiến xu hướng tăng trưởng trung bình của nền kinh tế tiếp tục bị thấp dần, khó đạt được các mục tiêu đặt ra.
aa
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhưng không bằng mọi giá

Tiềm năng có nhưng chưa tận dụng được nhiều

Cách đây hơn một thập kỷ (giai đoạn những năm 2010), cánh phóng viên chúng tôi khi đi tới hội nghị, hội thảo nào cũng đều thấy một tâm thế hồ hởi, bởi trong hầu hết các nhận định liên quan đến kinh tế vĩ mô và triển vọng Việt Nam, các chuyên gia, các CEO của các ngân hàng nước ngoài lớn hay đại diện nhiều tổ chức quốc tế đều viện dẫn rất nhiều yếu tố, nền tảng thuận lợi để đi đến nhận định, Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Một con số rất cụ thể mà chúng tôi thường được nghe là mức tăng trưởng tiềm năng khoảng 7% (tăng trưởng GDP thực tế giai đoạn này đâu đó quanh khoảng 6,5%). Dù tiềm năng ấy không mau chóng được hiện thực hóa bởi những tác động ngấm dần từ cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008 cũng như những yếu kém nội tại trong nước bắt đầu bộc lộ, nhưng sau đó cũng đạt được vào các năm sau đó (giai đoạn 2017-2019), trước khi cú sốc đại dịch Covid làm đảo lộn nhiều điều.

Tháng 8/2023, hoạt động xuất khẩu và mua hàng đều tăng trở lại
Tháng 8/2023, hoạt động xuất khẩu và mua hàng đều tăng trở lại

Nhìn lại tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua mỗi giai đoạn 10 năm từ thập niên 1990 đến nay sẽ thấy khá nhiều điều đáng suy nghĩ. Giai đoạn 1991-2000, tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2010 đạt 7,2%/năm và 2011-2020 đạt bình quân 6%. Thực tế ấy cho thấy, tiềm năng tăng trưởng mà các chuyên gia, tổ chức nói tới ở trên là có thật, và đã có những thời điểm chúng ta đã chạm tới (như năm 2017 tăng trưởng GDP đạt 6,94%; năm 2018 đạt 7,47%; năm 2019 đạt 7,36%). Tuy nhiên, những “thời khắc lóe sáng”, tăng trưởng đạt và vượt tiềm năng như vậy là rất hiếm hoi và con số tăng trưởng bình quân chỉ hơn 6%/năm trong cả giai đoạn 2011-2020 đã phần nào nói lên điều đó. Dù vẫn có những năm tăng trưởng bật lên, nhưng về cơ bản là xu hướng giảm dần nếu nhìn lại 3 thập kỷ qua (từ 1990 đến 2020).

Trở về thập kỷ hiện tại, 3 năm vừa qua mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 4,48% (tốc độ tăng GDP các năm 2020-2022 lần lượt là: 2,87%; 2,56%; 8,02%). Như vậy, ngay cả với giả thiết tích cực là năm nay có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% thì bình quân hai năm 2024-2025, tăng trưởng GDP phải đạt 7,76%/năm mới có thể đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 6,5% - mức cận dưới của mục tiêu 6,5-7% mà Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 đặt ra, cũng là cận dưới của mục tiêu 6,5-7% theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII cho chặng đường 2021-2030.

Hiện thực hóa tiềm năng phải đi cùng cải cách

Thế nên không phải ngẫu nhiên những năm gần đây tần suất các ý kiến cho rằng, tăng trưởng đang giảm tốc xuống dưới mức tiềm năng ngày càng nhiều lên, đòi hỏi phải có những chính sách chủ động để phục hồi tăng trưởng tiềm năng. Trong bối cảnh những khó khăn, bất định bên ngoài tiếp diễn và kéo dài, một nền kinh tế có độ mở lớn và vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam sẽ rất khó để có được các mức tăng trưởng cao 7 - 8%/năm một cách liên tục trong những năm tới. Quan trọng hơn là ngay trong nội tại, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các động lực tăng trưởng hiện nay đã “tới hạn” nên rất khó để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa nếu vẫn dựa vào mô hình cũ.

Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học (Đại học Kinh tế Quốc dân), một trong những nguyên nhân chính khiến xu hướng tăng trưởng giảm là do chúng ta thiếu các chính sách,

tầm nhìn dài hạn (các chính sách trọng cung). Đặc biệt trong thập kỷ hiện tại, các chính sách cải cách môi trường kinh doanh, cải cách DNNN, các chính sách khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân, thúc đẩy khoa học công nghệ… chưa rõ nét và mang tính quyết liệt, dài hạn. Thực tế này nếu không thay đổi sẽ khiến xu hướng tăng trưởng trung bình của nền kinh tế tiếp tục bị thấp dần, khó đạt được các mục tiêu đặt ra. Trong đó, một dấu mốc quan trọng đặt ra là sau 22 năm nữa - năm 2045, vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước - Việt Nam trở thành nước phát triển, nằm trong nhóm nước có thu nhập cao.

Do đó đòi hỏi cần có những đột phá trong cả ngắn và trung hạn để phục hồi tiềm năng tăng trưởng. Lưu ý rằng, thời điểm mà các chuyên gia nhắc nhiều đến tiềm năng tăng trưởng cao của Việt Nam cách đây hơn 10 năm – cũng là giai đoạn mà hơn 60% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi dưới 30, một thời kỳ dân số vàng để tận dụng những gì là tốt nhất. Tương lai 2 thập kỷ tới, đã là lúc Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa rất nhanh, nguy cơ “già trước khi giàu”.

Nói vậy nhưng không để bi quan, bởi thực sự Việt Nam vẫn còn đó những cơ hội, cách thức để vượt lên, nhưng trước hết đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn và đột phá thực sự. TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định: Cải cách, đổi mới, đột phá và làm một cách quyết liệt, mạnh mẽ là những từ khóa cũng là cách thức, là những việc phải làm trong giai đoạn hiện nay để thoát khỏi vòng xoáy khó khăn, trụ vững và vượt dậy, qua đó đạt được mục tiêu và khát vọng đặt ra. Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam mấy chục năm qua cho thấy, càng trong lúc khó khăn càng phải đẩy mạnh cải cách. Nhưng đáng tiếc mấy năm nay nền kinh tế liên tục rơi vào khó khăn, mà cải cách đang chững lại.

Theo S&P Global, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 8 đạt 50,5, tăng so với mức 48,7 của tháng 7. Đây là lần đầu tiên sau 6 tháng PMI tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm (ngưỡng mở rộng), cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã cải thiện nhẹ. S&P Global cho rằng, PMI tháng 8 cho thấy bức tranh tươi sáng hơn so với những tháng gần đây, với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động xuất khẩu và hoạt động mua hàng đều tăng trở lại. Tuy nhiên, sự cải thiện nói chung vẫn còn yếu khi lực cầu vẫn mong manh. Do đó, có thể còn quá sớm khi nói rằng ngành sản xuất đã ở trạng thái phục hồi trọn vẹn.

“Để đạt được mục tiêu nhiệm kỳ, để thoát bẫy thu nhập trung bình, để đạt được khát vọng dân giàu, nước mạnh, có lực lượng doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh thì đây là giai đoạn cần phải có đột phá, thúc đẩy đổi mới, cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ nhất. Làm như vậy để phục hồi kinh tế, để tạo dựng những động lực tăng trưởng mới bù đắp cho sự suy giảm liên tục của các động lực tăng trưởng truyền thống và cũng là để chống chọi với những yếu tố bất lợi từ bên ngoài. Chậm ngày nào, khát vọng xa ra ngày đó và rủi ro không đạt mục tiêu tăng lên. Cải cách là không thể chần chừ”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Cùng quan điểm đó, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, một trong những ưu tiên lúc này là phải tháo gỡ các rào cản lớn hiện nay, nhất là về pháp lý và câu chuyện sợ trách nhiệm để hóa giải các ách tắc trong các lĩnh vực bất động sản, đất đai, đầu tư công, cơ cấu lại DNNN… “Đây là những động lực tăng trưởng quan trọng và tháo gỡ được sẽ giải phóng rất nhiều nguồn lực”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Cùng với đó, vấn đề về thể chế cho các mô hình kinh doanh mới bao gồm cả chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… cần phải thúc đẩy nhanh hơn để tận dụng tốt xu thế, cơ hội hiện nay. Thúc đẩy liên kết vùng cũng là một động lực tăng trưởng quan trọng khác. Nhưng muốn thúc đẩy được thì phải đẩy mạnh vai trò của các đầu tàu kinh tế, qua đó mới giúp tăng tính lan tỏa. Như vậy, nâng cao và thúc đẩy hơn nữa vai trò của các đầu tàu kinh tế, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương cần được tập trung. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, để các động lực tăng trưởng bền vững thì phải luôn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, tăng được năng lực chống chịu quốc gia. Đồng thời, cần có các chính sách và giải pháp hiệu quả để thúc đẩy năng suất lao động. Đây là một trong những mấu chốt đảm bảo cho tăng trưởng vừa trước mắt, vừa lâu dài, bền vững.

Đỗ Lê

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu toàn cầu lao dốc và đồng USD tiếp tục giảm trong sáng thứ Sáu, thị trường trái phiếu cũng chịu áp lực bán khi căng thẳng thuế quan đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Sự lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
Đà Nẵng - bức tranh kinh tế đầy khởi sắc

Đà Nẵng - bức tranh kinh tế đầy khởi sắc

Ba tháng đầu năm 2025 vẽ nên bức tranh kinh tế đầy khởi sắc cho TP. Đà Nẵng, với hàng loạt chỉ số tăng trưởng ấn tượng, mở ra kỳ vọng mới về một năm bứt phá mạnh mẽ. Đặc biệt, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I của Đà Nẵng tăng 11,36% so với cùng kỳ năm 2024 - mức cao nhất trong nhiều năm, đứng đầu các thành phố trực thuộc Trung ương và xếp thứ 4 toàn quốc.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data