Cần tăng tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế
![]() | Xây dựng, sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm là cần thiết |
![]() | Đổi mới tư duy phòng, chống dịch để phục hồi kinh tế |
Phạm tội về tham nhũng phát hiện tăng cao
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021. Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội, các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều được khẩn trương điều tra làm rõ, đạt 87,05%; trong đó, án rất nghiêm trọng đạt 95%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt gần 96,6%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao; tội phạm về trật tự xã hội tiếp tục được kéo giảm 8,06%.
![]() |
Về công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, đã chỉ đạo tăng cường công tác nghiệp vụ, chọn đúng khâu đột phá để phát hiện, xử lý. Đặc biệt, đã chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19.
Đẩy mạnh điều tra các vụ án, vụ việc kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế phát hiện tăng 1,87%, số vụ phạm tội về tham nhũng phát hiện tăng 22,44%.
Tuy nhiên, tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn ra rất phức tạp; nhất là các vi phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, xã hội hóa y tế và chỉ định thầu mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Bên cạnh đó, trong công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, số vụ khởi tố mới cũng tăng mạnh, ở gần 88,82%. Hành vi vi phạm chủ yếu là giao dịch tài chính trái phép; lừa đảo, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân, giả danh nhà mạng, cơ quan chức năng; đưa tin sai sự thật, không được kiểm chứng, nhất là liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19…
Trình bày báo cáo công tác năm 2021 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, công tác điều tra tội phạm có nhiều tiến bộ, các chỉ tiêu cơ bản đều vượt yêu cầu Quốc hội giao. Ngành Kiểm sát cũng tăng cường phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế lớn được dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao.
Phần trình bày Báo cáo công tác năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng cho thấy, các tòa án đã thụ lý, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm, do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện như: vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xẩy ra tại Dự án Ethanol Phú Thọ, vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường, Công ty Gang thép Thái Nguyên… Ngoài ra, 136 vụ với 177 bị cáo liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng đã được đưa ra xét xử, góp phần tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho biết, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết hướng dẫn xét xử tội phạm tham nhũng và chức vụ; Nghị quyết hướng dẫn về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Nghị quyết hướng dẫn xử lý các hành vi phạm tội liên quan đến phòng chống dịch Covid-19, Chỉ đạo áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử các loại tội phạm này.
Hướng các giao dịch kinh tế qua hệ thống ngân hàng để phòng tham nhũng
Một trong những kiến nghị được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đưa ra là Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm những vi phạm trong các lĩnh vực kinh tế.
Trong đó, cần xem xét, bổ sung xây dựng Luật Đăng ký tài sản vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong nhiệm kỳ XV. Đồng thời, đề nghị Chính phủ có lộ trình áp dụng nhiều biện pháp hạn chế sử dụng tiền mặt trong đời sống xã hội theo hướng các hoạt động giao dịch kinh tế đều qua ngân hàng để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Báo cáo về công tác thi hành án năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, năm 2021 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp nhưng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành án hình sự… cố gắng đạt các mục tiêu, chỉ tiêu theo các Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo các bản án, quyết định của tòa án được thi hành nghiêm minh, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, Chính phủ đưa ra nhiều kiến nghị đối với Quốc hội, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ công an. Trong đó, đáng chú ý là kiến nghị Quốc hội xem xét, bổ sung vào Luật thi hành án dân sự quy định mới về trường hợp ủy thác xử lý tài sản trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau để tạo điều kiện rút ngắn thời gian và xử lý có hiệu quả tài sản thi hành án, đặc biệt trong trường hợp thu hồi tiền, tài sản cho ngân sách nhà nước trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Trình bày Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga ghi nhận, đánh giá cao kết quả các ngành đã đạt được, nhiều chỉ tiêu công tác đạt và vượt yêu cầu của Quốc hội, đồng thời chia sẻ với Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến một số chỉ tiêu công tác giảm so với cùng kỳ năm 2020.
Ủy ban Tư Pháp đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp sớm khắc phục những hạn chế, tiếp tục có những biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, phòng chống gian lận thương mại, môi trường, an toàn thực phẩm, hoạt động đấu thầu, định giá, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… Đồng thời, tăng cường các biện pháp bảo đảm thi hành hiệu quả phần tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng; có giải pháp nâng cao tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược
