agribank-vietnam-airlines

Bỏ cấp phép ca khúc trước 1975: Thêm động lực cho hoạt động âm nhạc

Hoàng Anh
Hoàng Anh  - 
Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hoạt động nghệ thuật biểu diễn vừa được Chính phủ ban hành, trong đó bãi bỏ quy định cấp phép ca khúc trước 1975. Với điểm mới này, dư luận rất ủng hộ và cho rằng đây sẽ là một động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo, biểu diễn âm nhạc ở Việt Nam phát triển hơn nữa.
aa

“Dậy sóng” khi bị cấm

Liên quan đến việc cấp phép ca khúc trước 1975, ngược dòng thời gian, sự việc này từng khiến các nghệ sĩ và công chúng bức xúc. Cụ thể, vào tháng 3/2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã có lệnh cấm lưu hành vĩnh viễn 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 vốn đã rất quen thuộc với công chúng cả nước, đó là Cánh thiệp đầu xuân (sáng tác Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). Có lệnh cấm này bởi theo cơ quan chức năng, dù đã được cấp phép lưu hành trước đó nhưng lời bài hát đã bị sửa, có những tác phẩm không đúng tác giả?!

Cũng thời gian trên, 4 bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm: Nối vòng tay lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Ca dao mẹ và Đêm thấy ta là thác đổ không có trong “danh mục các bài hát trước 1975 được phép phổ biến”. Điều này khiến không ít người bất ngờ và bức xúc vì 4 bài hát trên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được hát tại rất nhiều chương trình ca nhạc trong và ngoài nước. Các ca khúc trên chưa được cấp phép vì chưa có cá nhân, đơn vị tổ chức nào chủ động làm hồ sơ gửi lên Cục Nghệ thuật biểu diễn.

bo cap phep ca khuc truoc 1975 them dong luc cho hoat dong am nhac
Nghị định 144 vừa được Chính phủ ban hành, bỏ quy định cấp phép phổ biến ca khúc trước 1975

Hai sự việc ấy đã tốn rất nhiều bút mực của báo giới thời điểm đó, cũng như nhiều nhạc sĩ, ca sĩ lên tiếng phản đối vì sự cứng nhắc và chưa thấu tình đạt lý. Các ý kiến đều cho rằng, những ca khúc sáng tác trước 1975 kể trên đều có nội dung về tình yêu đôi lứa, tình cảm con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước... thì thời đại nào, chế độ nào cũng có, nên không thể cấm đoán. Rất nhiều nghệ sĩ, ca sĩ và những người yêu âm nhạc lúc đó mong muốn cơ quan làm công tác quản lý cấp phép, phổ biến, lưu hành ca khúc nên điều chỉnh cách ứng xử với nghệ sĩ và tác phẩm của họ để phù hợp với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước. Nếu cứ suy diễn thì bất cứ tác phẩm nào cũng có thể bị cấm. Trước những ý kiến của dư luận, Cục Nghệ thuật biểu diễn ngay sau đó đã thu hành lệnh cấm 5 ca khúc và cập nhật 4 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào danh mục trước 1975.

Xóa bỏ cấp phép để thúc đẩy sáng tạo

Theo Nghị định 144 vừa được ban hành và có hiệu lực từ 1/2/2021, Chính phủ bỏ quy định cấp phép phổ biến ca khúc miền Nam trước 1975. Trước đó, theo Nghị định 79 quy định lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu, tổ chức, cá nhân muốn phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài phải nộp một bộ hồ sơ xin cấp phép đến Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Hồ sơ phải có đơn đề nghị cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 ở các tỉnh phía Nam hoặc tác phẩm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bản sao bản nhạc hoặc kịch bản sân khấu (có chứng nhận của tác giả chủ sở hữu tác phẩm hoặc tổ chức đại diện quyền tác giả), bản sao chứng thực chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của tác giả (đối với cá nhân đề nghị cho phép phổ biến), bản sao chứng thực văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (đối với cá nhân đề nghị phổ biến lần đầu), bản ghi âm có nội dung tác phẩm… Quy định này dẫn đến việc tác giả hoặc gia đình tác giả phải đi xin phép hát từng bài hát một, từ đó bộc lộ những hạn chế nhất định và kìm hãm sự sáng tạo cũng như hoạt động biểu diễn âm nhạc.

Tới Nghị định 144 vừa ban hành thì các quy định trên đã được xóa bỏ, thay vào đó, theo ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, nhà nước sẽ quản lý tác phẩm bằng cách hậu kiểm. Mọi tổ chức cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc và sân khấu không vi phạm vào Điều 3 của Nghị định 144 và phải thực thi đúng quyền tác giả và quyền liên quan. Quy định tại Điều 3 Nghị định 144 chỉ rõ 4 điều cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Thứ nhất, cấm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ hai, cấm xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Thứ ba, cấm kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại. Thứ tư, cấm sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội. Việc bỏ một số thủ tục cấp phép kể trên, theo ông Trần Hướng Dương “là đúng tình hình thực tiễn, thúc đẩy sự sáng tạo trong lĩnh vực sáng tác cũng như hoạt động biểu diễn”.

Theo nhạc sĩ Vinh Sử, việc bỏ cấp phép ca khúc trước 1975 sẽ tạo nên nguồn cảm xúc tốt cho ca sĩ khi trình diễn, sẽ càng làm người nhạc sĩ và ca sĩ thoải mái tinh thần hơn để có thêm tác phẩm chất lượng. Trong khi đó, ca sĩ Lệ Quyên đánh giá, bỏ quy định cấp phép ca khúc sáng tác trước năm 1975 mà chỉ ngăn chặn những bài hát có nội dung xuyên tạc lịch sử, chống phá nhà nước, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, đi ngược lại lợi ích của quần chúng, thì bản thân mỗi ca sĩ khi lựa chọn và trình diễn ca khúc sẽ tự tìm hiểu và đánh giá tác phẩm để có bài hát hay nhất gửi đến người xem.

Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data