Bình Định hướng tới trở thành trung tâm kinh tế biển
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp với các cơ quan chức năng của Bình Định tổ chức phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo dự thảo báo cáo Quy hoạch nói trên, mục tiêu đến năm 2030 Bình Định sẽ trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía Nam của vùng, trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại. Kinh tế của địa phương phát triển nhanh, bền vững và xanh dựa trên các trụ cột tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ du lịch, logistics và vận tải, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đô thị hóa.
Định hướng tới năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Bình Định trở thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam, trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm kết nối khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và khu vực lân cận..
Để hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn trên, Bình Định sẽ tập trung vào 3 đột phá, 5 trụ cột phát triển kinh tế. Trong đó, về 3 khâu đột phá, tỉnh sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; đồng thời, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tái cơ cấu nền kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương. Tỉnh cũng sẽ chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực công nghệ thông tin, kỹ thuật công nghệ, du lịch, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao…
![]() |
Bình Định phấn đầu trở thành trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển. |
Trong khi đó, 5 trụ cột phát triển kinh tế của Bình Định gồm: Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp 4.0, trọng tâm là công nghiệp chế biến chế tạo giá trị cao; Phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản dựa trên công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; Phát triển đô thị nhanh và bền vững, đô thị hóa trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; Phát triển mạnh mẽ dịch vụ cảng biển - logistics, nhằm khai thác hết tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển.
Tại phiên họp, hầu hết ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định và các chuyên gia đều đánh giá cao khát vọng của Bình Định trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Các chuyên gia cũng đã bổ sung nhiều ý kiến quan trọng để địa phương hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời đề nghị Trung ương quan tâm nhiều hơn đến Bình Định, nhất là sớm nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế để phát triển du lịch và thu hút đầu tư…
Tại phiên họp, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết tỉnh sẽ tiếp thu các ý kiến của Hội đồng thẩm định, đồng thời chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch tỉnh khẩn trương phối hợp với các đơn vị tư vấn, cơ quan liên quan hoàn thiện Quy hoạch…
Được biết, Quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là công cụ quan trọng để Bình Định hoạch định đường hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian trên địa bàn, đảm bảo tính kết nối đồng bộ, khai thác đa tiềm năng, lợi thế, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững trong tương lai.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
