agribank-vietnam-airlines

Ngành Ngân hàng Bình Định: Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Nỗ lực “bơm” vốn cho nền kinh tế địa phương, thời gian qua ngành Ngân hàng trên địa bàn Bình Định đã nỗ lực vào cuộc. Trong đó, tập trung hướng dòng vốn “chảy” vào những lĩnh vực ưu tiên, thế mạnh ở địa phương.
aa
Bình Định phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2023 tối thiểu 7% Bình Định: Lập đường dây nóng giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp Bình Định: GRDP 6 tháng đầu năm tăng trưởng gần 6,5%

Trong 6 đầu năm nay, dù đảm bảo tốc độ tăng trưởng GRDP, song nền kinh tế của tỉnh Bình Định vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, tổng sản phẩm địa phương tăng 6,46% so với cùng kỳ năm 2022, xếp thứ 9/14 tỉnh, thành vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ.

Tuy nhiên, nhiều ngành sản xuất chủ lực của tỉnh như, sản xuất gỗ, may mặc, thủy sản… gặp nhiều khó khăn. Thị trường bất động sản trầm lắng, ảnh hưởng tới công ăn việc làm, giảm nguồn thu ngân sách; Chỉ số phát triển công nghiệp, xây dựng tăng trưởng không như kỳ vọng...

Đứng trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính quyền địa phương đã tổ chức gặp gỡ theo từng nhóm, lĩnh vực để các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; UBND tỉnh cũng đã có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính.

Bình Định xác định, “sức khoẻ” của doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu, quyết định đến khả năng phục hồi của nền kinh tế; đặc biệt sức mạnh nội lực đến từ các doanh nghiệp trong nước.

Ngành Ngân hàng Bình Định: Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên
Dòng vốn tín dụng đang chảy vào các lĩnh vực ưu tiên ở Bình Định.

Để hỗ trợ nền kinh tế địa phương, thời gian qua ngành Ngân hàng trên địa bàn Bình Định đã nỗ lực vào cuộc. Trong đó, tập trung hướng dòng vốn “chảy” vào những lĩnh vực ưu tiên, thế mạnh của tỉnh.

Ông Nguyễn Trà Dương, Giám đốc NHNN chi nhánh Bình Định cho biết, thời gian qua các TCTD trên địa bàn đã tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng; nỗ lực tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

Trên thực tế, từ đầu năm 2023 đến nay, các NHTM trên địa bàn đã tăng hạn mức tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho thị trường, thực hiện nhiều đợt điều chỉnh giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân vay vốn với lãi suất hợp lý để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn ước đến 30/6/2023 đạt 99.420 tỷ đồng, tăng 3,56% so với 31/12/2022. Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: 44.120 tỷ đồng, tăng 4,76% so với đầu năm; Dư nợ cho vay xuất khẩu: 5.710 tỷ đồng, tăng 8,45%; Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: 21.620 tỷ đồng, tăng 7,78%; Dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ: 88 tỷ đồng, tăng 10%…

Đặc biệt, NHNN chi nhánh đã tăng cường chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nưóc đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN, của NHNN hướng dẫn NHTM thực hiện hỗ trợ lãi suất Nghị định số 31/2022/NĐ-CP.

Kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất cho khách hàng của các TCTD trên địa bàn đã đạt dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất đến 30/4/2023 là 74,8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, NHNN chi nhánh tỉnh cũng đã xây dựng Kế hoạch triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp năm 2023. Theo đó, các TCTD trên địa bàn chủ động nắm bắt nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân; chủ động tiếp cận khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả để tham gia chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp năm 2023. Đến nay, có 20 NHTM, 48 doanh nghiệp đã tham gia chương trình với tổng số tiền cam kết cho vay là 2.617 tỷ đồng...

Ngành Ngân hàng Bình Định: Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên
Ngành gỗ - thế mạnh của các doanh nghiệp Bình Định hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Bình Định vẫn còn gặp khó khăn, không phải do nguồn vốn mà từ thị trường. Theo đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), từ cuối năm 2022 đến nay nhiều doanh nghiệp thành viên của FPA Bình Định không có đơn hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp rất nhiều khó khăn.

Tương tự, theo bà Cao Thị Kim Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Bình Định, hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, hàng tồn kho còn nhiều, phần lớn doanh thu của doanh nghiệp thủy sản đều bị giảm.

Trong lúc khó khăn, doanh nghiệp mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ, đồng hành từ ngân hàng thông qua việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay và giảm các khoản phí giao dịch tín dụng…

Tiếp tục đồng hành cùng với nền kinh tế địa phương, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, ông Nguyễn Trà Dương cho rằng, thời gian tới ngành Ngân hàng Bình Định tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; kịp thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng; Tiếp tục triển khai liên tục, đồng bộ, hiệu quả các lĩnh vực cải cách hành chính, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục cho vay... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Ngân hàng tiếp sức, doanh nghiệp cất cánh

Trong dòng chảy sôi động của nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, không chỉ đơn thuần là quan hệ vay - cho vay, mà là sự đồng hành chiến lược, cùng kiến tạo giá trị và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Những tín hiệu tích cực từ hoạt động tín dụng trong quý I/2025 và chia sẻ từ cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, hành trình vươn mình của kinh tế Việt Nam đang được tiếp sức mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng.
Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

Đưa đồng vốn ngân hàng phát triển vùng phên dậu của Tổ quốc

Các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Hòa Bình thuộc khu vực Tây Bắc là cửa ngõ phía Tây của Tổ quốc, có biên giới với Lào, Trung Quốc có tiềm năng to lớn, nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy điện, du lịch sinh thái và nhiều loại tài nguyên khoáng sản quý hiếm. Để phát huy được những thế mạnh của kinh tế địa phương, vốn tín dụng ngân hàng được đánh giá là một trong những nguồn lực quan trọng.
OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

OCB và VinaCapital hợp tác chiến lược, gia tăng lợi ích cho khách hàng ưu tiên

Sự hợp tác giữa OCB và VinaCapital không chỉ mở rộng hệ sinh thái của hai bên, mà còn kiến tạo nên những giải pháp đầu tư bền vững, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng ưu tiên của OCB, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH

Ngày 3/4, trả lời báo chí, ông Bùi Văn Sổn, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, đã có gần 1.300.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); góp phần giúp trên 350.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo các giai đoạn.
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới

Sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, NHNN Khu vực 4 (gồm 6 tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc) đã từng bước ổn định tổ chức, đảm bảo duy trì thông suốt các mặt nghiệp vụ, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.
Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 tổ chức chuỗi sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước

Ngày 28/3, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 tổ chức cuộc gặp gỡ báo chí nhằm cung cấp thông tin về các sự kiện hướng tới ngày Thống nhất đất nước và các ngày lễ lớn trong năm 2025.
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Chính sách cho vay nhà ở xã hội không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành Ngân hàng và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân. Từ những mái ấm khang trang mọc lên khắp các vùng quê xứ Quảng, người dân không chỉ “an cư” mà còn “lạc nghiệp”, vững vàng vươn lên trong cuộc sống.
Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Agribank hỗ trợ 1,5 tỷ đồng mua ghe Ngo cho đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Sáng ngày 21/3, UBND huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí mua ghe Ngo. Agribank là đơn vị tài trợ kinh phí mua ghe Ngo phục vụ cho các hoạt động văn hóa thể thao tại địa phương.
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”

NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”

Phong trào thi đua “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà” đã và đang trở thành động lực quan trọng, tạo không khí thi đua sôi nổi trong đội ngũ nữ cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh Quảng Ngãi. Không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, phong trào còn giúp chị em phụ nữ khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội, trở thành những tấm gương điển hình về sự tận tụy, trách nhiệm và sáng tạo trong công việc.
Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Đẩy mạnh tín dụng: Cần sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị

Tại Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngành Ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, diễn ra tại NHNN Chi nhánh Khu vực 4, ngày 11/3/2025, lãnh đạo các tỉnh thành và doanh nghiệp trong Khu vực đều nhìn nhận đây là một thách thức, và để hóa giải thách thức này cần sự nỗ lực vào cuộc của cả ngành Ngân hàng, sự hợp tác từ khách hàng, doanh nghiệp và sự hỗ trợ tạo điều kiện của hệ thống chính trị.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data