Bất chấp khó khăn, ngân hàng vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tốt
![]() | Covid-19 “nắn” chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng |
![]() | Lãi suất tiếp tục giảm, giao dịch liên ngân hàng chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm |
![]() | Sự phân hóa giữa các ngân hàng ngày càng tăng |
![]() |
Ảnh minh hoạ |
FiinGroup cho hay, kế hoạch này khá thận trọng nếu so với mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 12,9% cùng kỳ của khối ngân hàng trong 6 tháng năm 2020. Kết quả kỳ vọng vẫn vượt xa những dự báo giảm trước đó, khi mà trong tâm điểm của dịch bệnh, các ngân hàng đưa ra kế hoạch kinh doanh rất “bi quan”.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng, để các ngân hàng có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2020 là hết sức thách thức. Bởi, tốc độ tăng trưởng các khoản thu nhập, đặc biệt là việc giảm NIM (sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả) và thu nhập lãi thuần đang làm cản trở mục tiêu tăng trưởng của các ngân hàng.
Theo số liệu, NIM của 19 ngân hàng niêm yết giảm 8,8 điểm cơ bản so với quý I/2020 xuống còn 0,76%, tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân tiếp tục giảm xuống 22,6%. Đây được xem là mức giảm lớn kể từ năm 2018.
NIM của các ngân hàng trong quý II/2020 phản ánh rõ ảnh hưởng từ việc miễn giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Xu hướng giảm tốc tín dụng cá nhân ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần và NIM của các ngân hàng, do đây là các khoản vay có lãi suất cao và biên lãi ròng lớn.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng các khoản thu nhập của nhóm ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Theo đó, thu nhập lãi thuần trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 68,6% tổng thu nhập hoạt động trừ chi phí dự phòng, thay vì 70,2% cùng kỳ năm 2019. Tính trong 6 tháng đầu năm 2020, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng tăng 9,6%, thu nhập từ các hoạt động còn lại tăng 25,2% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, tỷ trọng thu nhập từ chứng khoán giảm đáng kể trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ đã duy trì ở mức rất thấp. Xét về tốc độ tăng trưởng, thu nhập từ chứng khoán giảm 12,9% so với quý I/2020 nhưng tăng tới 323,9% so với cùng kỳ. Tổng giá trị danh mục trái phiếu của 17 ngân hàng nắm giữ giảm 4,5% so với cuối quý I/2020 xuống 975 nghìn tỷ đồng.
Nhóm phân tích dữ liệu nhận định, từ tháng 5, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh. Điều này khá dễ hiểu khi theo số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 5 tín dụng toàn ngành chỉ tăng trưởng 2%, trong khi tổng phương tiện thanh toán tăng 3,36%. Trong đó, tiền gửi của dân cư tăng 4% và tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 0,26%, hay tính chung là 2,26% với cả hai nhóm.
Trong khi đó, cơ cấu cho vay của các ngân hàng không thay đổi nhiều so với cuối 2019, tuy nhiên tỷ trọng tiền gửi dưới 3 tháng giảm nhẹ trong tổng cơ cấu huy động từ 85,8% xuống 85,4%. Thanh khoản dồi dào trong khi tín dụng tăng trưởng thấp là nguyên nhân nhiều ngân hàng đã cắt giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7/2020, bên cạnh việc góp phần giúp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng theo báo cáo trước đó của FiinGroup, đã có không ít các ngân hàng đã hoàn thành trên 50% chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm bao gồm VPB, VIB, ACB (52,4%)… "Vì vậy cơ hội để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2020 vẫn còn đang rộng mở", báo cáo phân tích.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
