Áp má vào cây cầu…
![]() | Chút tâm tình với cầu Long Biên |
![]() | Thế hệ trẻ và tình yêu với cầu Long Biên |
![]() |
Nhiều bạn trẻ yêu cái trầm tích của cầu Long Biên |
Không “tân thời” như những cây cầu mới xây hoành tráng hiện nay, cầu Long Biên giờ chỉ là một cây cầu với những khối thép đã han gỉ theo năm tháng. Nhưng người ta lại yêu sự cũ kỹ của nó, yêu những vết chai sạn của thời gian, yêu luôn cả những vết sẹo tổn thương do chiến tranh để lại… Bởi lẽ, cầu Long Biên chính là một “chứng nhân lịch sử”.
Mùa thu, tôi thường cùng nhóm bạn thân lên cầu ngắm nhìn hoàng hôn mỗi chiều thứ bảy. Có lẽ, không đâu Hà Nội, cảnh mặt trời lặn lại đẹp như ở cầu Long Biên. Dưới cầu, vài con tàu lớn từ từ chạy qua, còn dòng sông Hồng thì không thôi cuộn sóng đục ngầu. Đối lập với vẻ “mạnh mẽ” của dòng sông là hình ảnh hiền hòa, yên ả của hai bên bờ bãi, các bác nông dân thu dọn nông cụ để trở về nhà ăn bữa cơm tối. Trên nền trời với những áng mây hồng, từng đàn chim cũng vội vã bay về tổ. Cầu lộng gió. Gió như đang kể cho chúng tôi nghe về những câu chuyện tình yêu của tuổi trẻ, tuổi sinh viên thật đẹp nhưng cũng đỗi xa xăm. Chúng tôi lặng lẽ ngắm nhìn trời, mây, sông nước. Có lẽ vì sợ bỏ lỡ cảnh đẹp, cũng vì mải tận hưởng cảm giác tĩnh lặng trong tâm hồn mà chẳng ai nói với nhau câu nào cho tới lúc chợt thấy phía xa, đèn đường đã được thắp sáng, trời tối dần.
Cảm giác đợi trăng trên cầu thật tuyệt diệu. Trăng mùa thu sáng vành vạnh. Những lứa đôi đã kịp đứng đó, lấp ló trong ánh đèn buổi tối tự bao giờ. Tôi thích áp má mình vào vẻ già nua của cây cầu trăm tuổi, như đã áp má vào những bức tường rêu ở phố cổ, làng cổ. Chẳng hiểu sao khi ở gần trầm tích văn hóa, lòng tôi rộn lên những cảm xúc khó tả. Như ở áp má vào trầm tích văn hóa lắng đọng, tôi có thể lắng nghe ký ức, nghe cuộc sống trở mình, thấy lòng lắng lại. Và càng yêu Hà Nội hơn.
Cây cầu không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là chứng nhân tình yêu, là nơi viết nên biết bao câu chuyện tình đẹp. Đã biết bao lứa đôi yêu nhau, trong mùa hò hẹn đi qua cầu ngắm mùa thu, ngắm sông. Những nụ hôn tuổi trẻ được trao ở đó. Tôi cũng nhận về nụ hôn đầu ở đó, có sông và trăng làm chứng. Có cả tiếng thì thào của gió, của cầu hay của vẻ đẹp tuổi đôi mươi, tôi cũng không biết nữa. Nhưng những năm tháng mến yêu này, tôi ước mình đừng bao giờ rời xa thanh xuân, để có thể nhiều lần hơn được đến với Long Biên.
Không phải ngẫu nhiên mà cầu Long Biên lại thường gợi cho người ta sự thương nhớ. Năm 1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, cây cầu đã trở thành nhịp dẫn đưa hàng nghìn người dân ngoại ô đến với Bác. Vào tháng 10/1954, Hà Nội ngập trong biển cờ hoa mừng ngày giải phóng Thủ đô, cầu Long Biên cũng đứng đó và chứng kiến niềm hân hoan của dân tộc.
Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội giờ có nhiều cây cầu mới bắc qua và sẽ còn có thêm những cây cầu khác được xây dựng. Dự án chỉnh trang, xây dựng đô thị hai bên bờ sông cũng đã rục rịch chục năm qua, nhưng đã chưa thành hiện thực. Thành phố đang có quyết tâm khởi động lại các dự án. Chẳng biết khi các dự án thành hiện thực, cầu Long Biên có đổi thay gì? Tôi mong cầu sẽ vẫn giản dị, không xô bồ và vẫn đẹp như thế. Giản dị như nụ hôn đầu đời của tuổi thanh xuân chưa hề biết toan tính.Giản dị như lời hứa đợi chân thành.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
