ACB giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng cuối năm
![]() |
Đây là sự đồng hành của ACB cùng khách hàng vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội kinh doanh để giúp cá nhân, doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục năng lực phát triển.
Theo đó, từ ngày 6/12/2022 đến 31/1/2023, đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hiện đang có khoản vay và có giao dịch chính tại ACB (bao gồm giao dịch tài khoản, thẻ tín dụng, thanh toán quốc tế và bảo lãnh) sẽ được giảm 1%/năm cho lãi vay.
Mức giảm lãi suất vay này cũng được áp dụng cho khách hàng đang có khoản vay đến kỳ tái định lãi suất và khoản vay giải ngân mới.
Đối với khách hàng mới chọn ACB làm ngân hàng giao dịch chính trong hoạt động kinh doanh và đang có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh thời điểm cuối năm, ACB cũng chuẩn bị một hạn mức tín dụng 4.000 tỷ với lãi suất ưu đãi giảm 1%/năm để giải ngân cho các khoản vay phù hợp với yêu cầu và quy định của ngân hàng.
Đồng thời với hỗ trợ lãi vay, ACB còn áp dụng chính sách miễn phí giao dịch tài khoản trên ngân hàng số ACB One; Gói phí thanh toán quốc tế giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí; Hoàn tiền 2-10% khi sử dụng các loại thẻ tại ACB;... nhằm giúp khách hàng tận hưởng nhiều lợi ích để quản lý chi phí hiệu quả hơn.
Như vậy ACB là ngân hàng thứ 4 giảm lãi suất cho khách hàng.
Trước đó đã có ba ngân hàng khác là Vietcombank, HDBank, Agribank đã công bố giảm lãi vay cho khách hàng.
Cụ thể Agribank công bố giảm lãi suất 20% so với hiện hành để hỗ trợ khách hàng khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh từ 1 đến 31/12/2022.
Vietcombank giảm lãi suất cho vay với mức giảm 1%/năm đối với các khoản vay bằng VND cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân hiện hữu, với thời gian triển khai từ 1/11 đến hết 31/12.
Còn HDBank giảm lãi suất cho vay lên đến 3,5%/năm đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở các nhóm ngành nghề khác nhau, với số tiền giảm lãi suất lên tới 120 tỉ đồng. Thời gian áp dụng từ 1/11 đến 31/12/2022.
Các chuyên gia đánh giá, việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay dù ít hay nhiều cũng là hỗ trợ quý giá đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại, cho thấy nỗ lực của các ngân hàng trong việc cân đối các chi phí, chỉ tiêu kinh doanh để “tiếp sức” doanh nghiệp.
Về phía cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
