Xuất khẩu của Ấn Độ có nguy cơ mất thị phần vì RCEP
15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào đầu tháng này - những quốc gia này cộng lại đại diện cho khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu. Đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ấn Độ ban đầu cũng tham gia đàm phán về Hiệp định này. Tuy nhiên năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã rút khỏi RCEP - Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới hiện nay - để xoa dịu nông dân và coi việc rút lui như một chiến thắng cho người nghèo của Ấn Độ. Nhưng đại dịch coronavirus bùng phát đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế Ấn Độ khi mà tổng sản phẩm quốc nội của nước này giảm mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn.
Trong khi RCEP được xem là sẽ mở đường cho việc hạ thấp các rào cản thương mại cho các quốc gia thành viên vào thời điểm mà đại dịch coronavirus đang đặt ra thách thức đối với thương mại toàn cầu.
Cụ thể thỏa thuận dự kiến sẽ loại bỏ hầu hết các loại thuế đối với hàng hóa giao dịch, tăng cường liên kết chuỗi cung ứng trong khu vực và bao gồm các quy tắc tiêu chuẩn hóa cho các khoản đầu tư vào các nước thành viên. Nó cũng có các điều khoản về các lĩnh vực như thương mại điện tử, luật cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ. Mức độ ưu đãi là lớn hơn nhiều so với những gì Ấn Độ đã cam kết theo các FTA hiện có với Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc ASEAN.
Theo các chuyên gia kinh tế, một số mặt hàng xuất khẩu trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ như hàng hóa kỹ thuật, hóa chất, dược phẩm và điện tử sẽ phải đối mặt với sự xói mòn thị phần do mức thuế thấp hơn mà các thành viên của RCEP.
Thiệt hại là không hề nhỏ khi mà chỉ riêng các sản phẩm kỹ thuật đã chiếm một phần tư kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ. “Trong những lĩnh vực mà Ấn Độ đang đóng góp phần nào vào chuỗi cung ứng toàn cầu, RCEP sẽ tỏ ra bất lợi”, Amitendu Palit - một nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết. “Theo Hiệp định RCEP, chi phí thương mại sẽ giảm xuống, đây là một lợi thế lớn”.
Priyanka Kishore - Trưởng bộ phận kinh tế khu vực Nam Á và Đông Nam Á tại Oxford Economics cho biết, các quy tắc xuất xứ chung khiến khối trở thành điểm đến hấp dẫn cho chuỗi cung ứng bằng cách giúp các thành viên RCEP dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm nguồn đầu vào từ bên trong khối.
Ngược lại đối với Ấn Độ, theo một bài báo của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, việc rút khỏi Hiệp định RCEP được dự kiến có thể lấy đi 1,2% GDP của quốc gia vào năm 2030.
Điều này khiến các nhà xuất khẩu lo lắng về các kế hoạch mở rộng có thể bị ảnh hưởng do thiếu khả năng cạnh tranh với một thị trường rộng lớn. “Nhiều ngành muốn chuyển sang các quốc gia trong khối để dễ tiếp cận thị trường bởi các quy tắc xuất xứ chung là một lợi thế lớn”, Sharad Kumar Saraf - Chủ tịch Liên đoàn Tổ chức Xuất khẩu Ấn Độ, nhóm các nhà xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ cho biết.
Trong bối cảnh Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn trong thương mại châu Á nhờ RCEP, Saraf cho biết, niềm an ủi duy nhất cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ trong thế giới hậu RCEP là các thỏa thuận thương mại tự do với EU, Anh và Mỹ - ba nền kinh tế là điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ.
“Điều này cuối cùng cũng có thể buộc Ấn Độ phải suy nghĩ lại về việc tham gia các hiệp ước đa phương, mà nước này hiện đang né tránh để ủng hộ các thỏa thuận song phương”, Oxford Priyanka Kishore - Trưởng bộ phận kinh tế khu vực Nam Á và Đông Nam Á tại Oxford Economics cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
