Xếp hạng tín nhiệm: Tăng “chất” cho thị trường tài chính
Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp chủ động xếp hạng tín nhiệm trái phiếu Xếp hạng tín nhiệm: Cơ sở đánh giá quản trị rủi ro tín dụng |
Xếp hạng tín nhiệm vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Qua đó thúc đẩy các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường vốn phát triển an toàn và bền vững hơn. Trên thế giới, dịch vụ XHTN đã được phát triển nhiều thập kỷ qua. Bởi nếu được tổ chức uy tín XHTN cao sẽ giúp ngân hàng có nhiều lợi thế như huy động vốn với lãi suất thấp từ các tổ chức trong nước và quốc tế, cũng như các hoạt động nghiệp vụ, cho vay. Còn đối với các doanh nghiệp, sẽ giúp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhanh chóng với ưu đãi, cũng như giao dịch với đối tác trong và ngoài nước được ưu đãi về giá cả, dịch vụ. “Do vậy, XHTN đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng cũng như doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.
Theo FiinRatings, Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực về quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp/GDP, sau Malaysia, Singapore và Thái Lan. XHTN tại các nước này đã hình thành khá lâu như Malaysia có đơn vị XHTN đầu tiên từ năm 1990 và đến nay tỷ lệ trái phiếu được XHTN đã đạt trên 54%. Trong khi đó, XHTN tại Việt Nam còn khá sơ khai. Đến thời điểm này mới chỉ có 3 đơn vị được cấp phép tại Việt Nam là FiinRatings, VIS Rating và Saigon Ratings. Hoạt động của các công ty này còn tương đối hạn chế dẫn đến thị trường thiếu thông tin đánh giá về doanh nghiệp có khả năng so sánh tương đối về chất lượng tín dụng. Thị trường cũng thiếu sự đa dạng hoá cơ sở nhà đầu tư, thiếu sự chuẩn hoá thông tin và đường cong lãi suất tham chiếu để định giá lãi suất…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc XHTN còn hạn chế tại Việt Nam được các chuyên gia chỉ ra. Ông Đỗ Ngọc Quỳnh – Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam nhận định, trình độ phát triển của thị trường cũng như cơ chế chính sách liên quan, sự hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp còn hạn chế. Trong thời gian dài, hầu hết tổ chức phát hành, nhà đầu tư trong nước chưa có thói quen tiếp cận với dịch vụ XHTN nên nhu cầu trong phát hành hay giao dịch trên thị trường còn thấp. Hơn thế việc này phát sinh thêm thời gian, thủ tục, chi phí dẫn đến việc sử dụng dịch vụ này còn hạn chế. Ngoài ra, do chưa có quy định bắt buộc như kiểm toán độc lập nên tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng XHTM còn rất thấp.
Góp phần chuẩn hoá chất lượng tín dụng
Dưới góc nhìn của tổ chức XHTN toàn cầu, ông Ritesh Maheshwari, Giám đốc Điều hành phụ trách khu vực Đông Nam Á, S&P Global Ratings cho biết, đối với Việt Nam, XHTN đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế đang đổi mới và phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Với tầm quan trọng đó, các tổ chức XHTN có nhiệm vụ hỗ trợ quản trị rủi ro tín dụng, cũng như giúp nhà đầu tư xác định rõ những “người chơi” trên thị trường.
“XHTN và đánh giá về các tổ chức phát hành kết hợp phân tích, so sánh với các doanh nghiệp tương đồng cũng như các tài sản khác có thể giúp quá trình đưa ra quyết định của nhà đầu tư tốt hơn. Bên cạnh đó, minh bạch trên thị trường trái phiếu cũng cung cấp thêm các thông tin cần thiết đến nhà đầu tư, giúp cải thiện các quyết định tín dụng và góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia”, ông Ritesh Maheshwari nhận định.
Chung quan điểm đại diện FiinRatings cho biết, XHTN góp phần chuẩn hoá chất lượng tín dụng và là tham chiếu để định giá lãi suất. Từ đó góp phần xây dựng đường cong lãi suất chuẩn hơn.
Dù mỗi ngân hàng đều có hệ thống xếp hạng tín dụng và dùng phương pháp luận riêng, nhưng XHTN sẽ là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, giúp ngân hàng đưa ra đánh giá cụ thể, khách quan hơn. TS. Nguyễn Quốc Hùng đánh giá cao vai trò của XHTN đối với ngân hàng. Bởi bản thân ngân hàng cũng phải xếp hạng tín dụng với khách hàng của mình. Chẳng hạn, ngân hàng cho vay lãi suất cao nếu XHTN khách hàng thấp, rủi ro cao và ngược lại, lãi suất ưu đãi nếu rủi ro thấp. “Việc có đơn vị đánh giá XHTN là bên thứ ba độc lập sẽ khách quan hơn, hạn chế rủi ro cho tín dụng và có thể mở rộng được đối tượng cho vay không có tài sản đảm bảo”, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhận định.
Thực tế đã chứng minh vai trò của XHTN đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng sẽ có thêm thông tin đầy đủ để thẩm định tình hình tài chính, khả năng trả nợ cũng như các rủi ro của doanh nghiệp được XHTN độc lập trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và đầu tư vào các công cụ nợ. Khi có nhiều hơn các doanh nghiệp Việt Nam được XHTN sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng có thể đẩy nhanh áp dụng phương pháp quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế như Basel III… “XHTN được áp dụng sẽ góp phần hỗ trợ các TCTD và cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng dựa trên chất lượng tín dụng thay vì theo nhóm ngành như hiện nay”, ông Micheal Wu - Giám đốc cấp cao Bộ phận Định chế tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mizuho Bank chia sẻ quan điểm.
Ngoài ra, ông Micheal Wu cũng khuyến nghị, các ngân hàng cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho phương pháp đánh giá XHTN, đặc biệt là đối với các ngân hàng nhỏ. Các phương pháp đánh giá cần dựa trên nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. “Các ngân hàng không nên đánh giá thấp vai trò của xếp hạng trong nước, hay chỉ coi trọng XHTN quốc tế”, đại diện Mizuho Bank lưu ý thêm.
Để XHTN phát triển tại Việt Nam, ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng Giám đốc FiinRatings đề xuất, một số trường hợp phát hành trái phiếu bắt buộc phải XHTN để minh bạch thông tin. Theo ông Thuân, hiện tại ở Việt Nam vẫn đang tập trung vào phía cung nhiều hơn (phát hành trái phiếu - PV). Tuy nhiên để thị trường phát triển thì cần tập trung vào phía cầu (nhà đầu tư - PV). Để thực hiện được điều đó, cần nhiều thành phần tham gia vào thị trường trái phiếu, công cụ nợ nhiều hơn. Ví dụ tại Thái Lan, tất cả quỹ mở huy động vốn từ công chúng muốn đầu tư vào trái phiếu đều phải chọn loại có XHTN. Hoặc các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí qua tham khảo XHTN có thể chọn đầu tư vào những sản phẩm an toàn hơn.
Ngoài ra, giới chuyên môn đề xuất, sớm đưa ra quy định mang tính bắt buộc XHTN với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ theo lộ trình để thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, thành kênh huy động vốn trung, dài hạn chính của nền kinh tế.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
