agribank-vietnam-airlines

WB: Kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ nhưng cần linh hoạt về chính sách

Thái Hoàng
Thái Hoàng  - 
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi mạnh mẽ, nhưng theo Ngân hàng Thế giới (WB), những bất định gia tăng liên quan đến kinh tế toàn cầu chững lại cho thấy Việt Nam cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách.    
aa
wb kinh te phuc hoi manh me nhung viet nam can linh hoat ve chinh sach

Tăng trưởng cao do hiệu ứng xuất phát điểm thấp

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam được WB phát hành trong tháng 10/2022 đánh giá nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong giai đoạn vừa qua.

Cụ thể, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 3/2022 đạt 13,7% so cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục trên phần nào là nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp do nền kinh tế bị suy giảm 6% trong quý 3/2021 sau các đợt cách ly kéo dài nhằm kiềm chế đại dịch COVID-19.

Ngành dịch vụ, vốn là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm trước, đã đạt tăng trưởng cao nhất (18,9% so cùng kỳ năm trước) đóng góp 8,5% cho tốc độ tăng trưởng GDP. Cụ thể, lĩnh vực lưu trú và ăn uống lần đầu tiên cao hơn mức trước đại dịch kể từ quý 2/2022 nhờ nhu cầu trong nước phục hồi mạnh mẽ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 9/2022 cũng tăng 1,8% so tháng trước và 13,0% so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, theo WB, lại một lần nữa nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp vào quý III/2021.

Mặc dù các lĩnh vực chế tạo chế biến chủ chốt khác đều tăng trưởng, nhưng sản xuất máy tính, hàng điện tử và sản phẩm quang học lần đầu tiên bị suy giảm kể từ tháng 2/2022 (ở mức 2,4% so cùng kỳ năm trước), nguyên nhân do sức cầu bên ngoài yếu đi như được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đó chững lại.

“Tăng trưởng xuất khẩu giảm đồng đều, do nhu cầu tại Mỹ và EU yếu đi kết hợp với tác động của chính sách Zero COVID ở Trung Quốc cũng như hiệu ứng xuất phát điểm thấ”, WB đánh giá.

Cũng theo WB, doanh số bán lẻ trong tháng Chín tăng 2,95% so tháng trước và 36,1% so cùng kỳ năm trước. Doanh số dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh hơn so với doanh số hàng hóa (tăng lần lượt 6,5% và 1,95%). Doanh số dịch vụ tăng nhờ vào doanh số bất động sản, các dịch vụ quản lý hành chính và hỗ trợ, y tế và giáo dục, giải trí, và các dịch vụ khác.

wb kinh te phuc hoi manh me nhung viet nam can linh hoat ve chinh sach

Việt Nam cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách

Bên cạnh những con số tích cực, chuyên gia WB cũng đánh giá tuy giá năng lượng đã hạ nhiệt nhưng lạm phát CPI đã tăng từ 2,9% trong tháng Tám lên 3,9% trong tháng 9 Chín chủ yếu do tiền thuê nhà và chi phí giáo dục tăng cao. Lạm phát CPI cơ bản cũng tăng từ 3,15% trong tháng Tám lên 3,8% trong tháng Chín.

Trong đó, cân đối ngân sách tháng 9 lần đầu tiên bội chi ở mức 0,5 tỷ USD trong năm 2022, nhưng vẫn ghi nhận bội thu 10,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Do thặng dư ngân sách, khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành từ đầu năm đến nay chỉ đạt 28,7% kế hoạch năm, so với mức 67.9% năm 2021.

Bên cạnh đó, số đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 34,6% trong tháng Chín do ảnh hưởng bởi những bất định gia tăng liên quan đến viễn cảnh kinh tế toàn cầu và điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt để chống lạm phát ở các nền kinh tế phát triển. Vốn đăng ký giảm ở tất cả các lĩnh vực chính, kể cả đối với đầu tư mới, mở rộng, mua lại và sát nhập (M&A).

Vì vậy, trong 9 tháng, số đăng ký vốn FDI đạt 18,8 tỷ USD, thấp hơn 15,3% so với năm trước đó, trong khi số giải ngân vốn FDI đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,2% (so cùng kỳ năm trước), cao hơn so với mức trước đại dịch.

Cũng theo WB, tăng trưởng tính dụng tăng từ 16,2% trong tháng Tám lên 17,2% trong tháng Chín sau khi NHNN nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại. Do nhu cầu lớn về tín dụng, lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng từ 3,5% trong tháng Tám lên đến 5,48% vào giữa tháng 10, mức cao nhất kể từ năm 2013.

Để ổn định đồng nội tệ, NHNN đã nâng hai loại lãi suất chính sách chủ chốt và trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn bằng nội tệ thêm 100 điểm cơ bản, ghi dấu đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 4/2020.

WB cho rằng, những bất định gia tăng liên quan đến kinh tế toàn cầu chững lại, lạm phát trong nước gia tăng, điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt cho thấy Việt Nam cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách.

Đồng thời vì CPI và CPI cơ bản đang tiếp đến mức 4% - mức lãi suất chính sách của các cấp có thẩm quyền - cơ quan tiền tệ cần sẵn sàng cân nhắc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo neo giữ lạm phát. Khi giai đoạn giãn hoãn thời gian trả nợ đã kết thúc và điều kiện huyđộng tài chính bị thắt chặt, khu vực tài chính phải đối mặt với rủi ro gia tăng đồng thời đòi hỏi phải có hướng dẫn từ phía NHNN để ngăn chặn những rủi ro đó bị hiện thực hóa ở cấp độ rộng hơn, trong cả khu vực, có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thực.

“Trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi đầy đủ và tăng trưởng ở những thị trường xuất khẩu chủ lực dự kiến sẽ chậm lại, cần tiếp tục các chính sách tài khóa chủ động hỗ trợ nền kinh tế trên cơ sở phù hợp với kết quả kinh tế và phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ”- WB khuyến nghị.

Thái Hoàng

Tin liên quan

Tin khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Sáng 9/4, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22

Chiều ngày 31/1/2024, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ bế giảng lớp Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22, khóa học 2023 - 2024 cho 53 học viên đến từ các Vụ, cục, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan là Bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội.

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2023 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Sự kiện do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức.

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Nhu cầu tiêu dùng tăng dịp cuối năm, thị trường xăng dầu còn nhiều bất định vì phụ thuộc diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới, giá điện bình quân vừa tăng thêm 4,5%... là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng cuối năm. Theo các chuyên gia, tuy lạm phát năm nay vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các yếu tố trên có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trong năm tới.

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng

Chiều 18/9/2023, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo liên quan đến việc tổ chức hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin ASEAN lần thứ 16 và các hội nghị liên quan (AMRI 16).

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế đặt ra đối với công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cần tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, cũng như chiến lược phát triển, đòi hỏi mới từ thực tiễn của ngành Ngân hàng

Công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2023

Chủ đề chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm nay là “Kết nối dữ liệu, thúc đẩy thanh toán thông minh”. Hội thảo Quốc gia Ngày không tiền mặt năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16/6 tới đây.

Năm nhiệm vụ trọng tâm triển khai Quy hoạch điện VIII

Ngày 19/5/2023, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023, với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, các Tập đoàn năng lượng (EVN, PVN, TKV) và cơ quan truyền thông.

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Thoibaonganhang.vn trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đánh giá một cách khách quan và toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đầu nhiệm kỳ đến nay”.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII

Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ) chính thức khai mạc sáng 15/5 tại Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Hội nghị diễn ra từ ngày 15-17/5.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data