Kinh tế 2024: Nhiều tín hiệu lạc quan, doanh nghiệp đón nhận cơ hội mới
FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ tại Việt Nam Doanh nghiệp FDI tiên phong, đồng hành trong hành trình chuyển đổi xanh Doanh nghiệp FDI Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Đà Nẵng |
Cơ hội từ sóng FDI
Kinh tế Việt Nam sắp bước qua quý I với nhiều điểm sáng. Các chỉ số vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, vốn FDI đăng ký mới tăng gần 40%, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) duy trì trên mốc 50 điểm… Dự báo của các tổ chức quốc tế như Bloomberg, Fitch Rating, Standard & Chartered đều đánh giá tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay từ 6-6,7%, tương đồng với chỉ tiêu Quốc hội đặt ra từ 6-6,5%.
![]() |
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia trao đổi tại Hội thảo. |
Phát biểu tại Hội thảo, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, Việt Nam đang có 7 trợ lực quan trọng cho thị trường trong năm nay. Đó là kinh tế thế giới và Việt Nam đang phục hồi nhưng lạm phát giảm nhanh và lãi suất thế giới bắt đầu giảm. Đối với Việt Nam dự báo năm 2024-2025 sẽ tốt hơn. Lạm phát tăng trong mục tiêu và lãi suất còn giảm nhẹ, tỷ giá sẽ ổn định hơn. Bên cạnh đó, triển vọng và xu hướng thị trường tích cực, nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đã qua giai đoạn khó khăn nhất và khả năng tiếp cận vốn được duy trì. Ngoài ra, vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ; thể chế được quan tâm hoàn thiện; niềm tin kinh doanh phục hồi, dù còn chậm. Cuối cùng, khả năng huy động vốn và nguồn lực đầu tư – kinh doanh dễ dàng hơn, vay vốn lãi suất thấp hơn, thanh khoản thị trường tốt hơn.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Các chuyên gia phân tích, các động lực tăng trưởng truyền thống đang phục hồi. Đặc biệt xuất khẩu đã tăng trở lại. Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 19%, thặng dư thương mại được duy trì ở mức cao. Nhu cầu tại các thị trường chính phục hồi, đơn hàng xuất khẩu tăng dần (dù ngắn hạn), trong đó xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng 33%. Đặc biệt, nhiều tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang dần phục hồi.
![]() |
TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ quốc gia phát biểu tại Hội thảo |
Còn theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, dù kinh tế thế giới vẫn còn khó khăn, chưa đạt được mức tăng trưởng trung bình trong nhiều năm qua, nhưng vẫn có một số điểm tốt. Cụ thể, nguy cơ suy thoái của các đối tác thương mại tài chính, đầu tư lớn nhất của Việt Nam thấp; lạm phát giảm nhanh nên áp lực lên chính sách tiền tệ sẽ giảm. Bên cạnh đó, các xu thế như số hoá, xanh, công nghệ... đang phát triển rất mạnh mẽ; và Việt Nam là nước được hưởng lợi lớn nhất vì sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu. “Trong cái khó vẫn có điểm sáng, và điểm khó đã bớt khó”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Dưới góc độ ngân hàng, ông Ngô Tấn Long - Phó Tổng giám đốc ACB phụ trách khối Khách hàng doanh nghiệp cũng nhận định, FDI được xem là một điểm sáng, động lực quan trọng góp phần phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2024. Cụ thể, trong khi khu vực châu Á chứng kiến sự sụt giảm vốn FDI (các quốc gia lớn như Trung Quốc giảm 6%, Ấn Độ giảm 47% và khu vực ASEAN giảm 16%) thì Việt Nam lại là một ngoại lệ với mức tăng 32%, với tổng vốn đăng ký hơn 36 tỷ USD, trong đó trên 3.100 dự án FDI mới. Lũy kế đến hiện tại có đến hơn 49.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Với nhu cầu đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất đa quốc gia, nền tảng kinh tế chính trị xã hội ổn định, lao động có trình độ năng lực... dự kiến vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực.
Theo ông Long, với những con số ấn tượng trên cho thấy, các ngân hàng Việt sẽ có nhiều cơ hội hơn trong cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho doanh nghiệp FDI. Hiện nay, các ngân hàng Việt đã đầu tư nguồn lực, công nghệ cũng như các chính sách phù hợp cho phân khúc FDI nhằm đồng hành lâu dài cùng sự phát triển của các doanh nghiệp này tại Việt Nam. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp FDI quy mô vừa có doanh thu từ 50 triệu USD hàng năm trở xuống có địa bàn hoạt động trải dài nhiều tỉnh thành sẽ rất phù hợp khi có mối quan hệ hợp tác với ngân hàng Việt.
“Với lợi thế am hiểu địa bàn, thị trường, văn hóa, con người Việt Nam và mạng lưới hoạt động rộng thì các ngân hàng nội đang dần trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp FDI khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam”, ông Long chia sẻ.
Tận dụng cơ hội để vượt khó
Dù có nhiều điểm sáng nhưng theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều thách thức đối với nền kinh tế trong năm 2024. Cụ thể, rủi ro đến từ bên ngoài như kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại dẫn đến đà phục hồi của xuất khẩu và đầu tư còn chậm; tăng trưởng đầu tư tư nhân và tiêu dùng còn thấp; Giải ngân đầu tư công chưa có đột phá; Doanh nghiệp còn nhiều khó khăn về pháp lý, nghĩa vụ tài chính và chi phí đầu vào còn cao, đơn hàng phục hồi còn chậm.
![]() |
Bàn tròn thảo luận của Hội thảo |
Trong bối cảnh đó, theo TS. Cấn Văn Lực, doanh nghiệp cần kiên định, kiên trì; cơ cấu lại hoạt động, kiểm soát rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ tài khoá; đa dạng hoá nguồn vốn, thị trường, đối tác, nguồn cung; tìm hiểu sự dịch chuyển của các thị trường, nguồn cung… và bắt nhịp các xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Từ góc độ của một đơn vị tư vấn hàng đầu, bà Đào Thị Thiên Hương - Phó Tổng Giám đốc, EY-Parthenon - Tư vấn chiến lược, CTCP Tư vấn EY Việt Nam đã gợi mở ra cơ hội từ việc nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với trọng tâm là sự phát triển của thương mại điện tử, dẫn đến nhu cầu cao của các hoạt động logistics phục vụ ngành.
Theo các chuyên gia, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết quay trở lại xu hướng tăng trưởng kể từ quý IV/2023. Các ngành chịu ảnh hưởng bởi biến động giá hàng hóa như vật liệu xây dựng, nông sản và xuất khẩu được kỳ vọng tăng trưởng khả quan nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi. Trong khi đó, tăng trưởng lợi nhuận của nhóm ngân hàng có thể được cải thiện trong năm 2024 nhờ triển vọng tín dụng tích cực hơn. Các nhóm ngành như sản xuất ứng dụng công nghệ cao, logistics, hạ tầng giao thông/năng lượng, công nghệ, tiêu dùng/bán lẻ được đánh giá có triển vọng tăng trưởng giá trị vốn hóa trong giai đoạn tới.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
